
Đánh giá các điểm du lịch vùng duyên hải tỉnh Thanh Hóa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá các điểm du lịch vùng duyên hải tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI TỈNH THANH HOÁ Nguyễn Thị Ngọc, Trịnh Thị Phan1 TÓM TẮT Đề tài đã nghiên cứu, xác định, phân loại các điểm du lịch dựa vào sự tham khảo cáctiêu chí của Luật du lịch Việt Nam 2005, các nghiên cứu của một số tác giả (GS.TS Lê Thông,PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Lê Văn Trưởng…). Tiến hành khảo sát 56 địa điểm du lịchở 6 huyện duyên hải Thanh Hoá. Đề tài đã đưa ra 5 tiêu chí trong quá trình nghiên cứu, dựavào các tiêu chí này, đề tài đã xác định, phân loại các điểm du lịch nơi đây. Nét nổi bật về dulịch của các huyện duyên hải xứ Thanh là sự phong phú, đa dạng và nhiều nét độc đáo của cácđiểm du lịch. Thế mạnh du lịch của vùng không chỉ dừng lại ở các điểm du lịch dựa vào tàinguyên biển, đảo mà còn là sự phát triển khá mạnh mẽ của các điểm du lịch nhân văn. Tại 56điểm du lịch khảo sát thì có 13 điểm rất quan trọng, 16 điểm quan trọng, 27 điểm ít quan trọng.Tiềm năng này cần được chú ý khai thác và phát triển. Từ khoá: Điểm du lịch, vùng duyên hải 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch Thanh Hóa những năm gần đây, hòa chung với tốc độ phát triển của du lịch cảnước, có nhiều điểm khởi sắc và tăng trưởng ở mức khá. Trên cơ sở đó, Thanh Hóa xác định“phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trởthành trọng điểm du lịch quốc gia…” (Đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm dulịch quốc gia - UBND tỉnh Thanh Hóa, 2005). Các huyện duyên hải tỉnh Thanh Hoá là miềnbiển đảo và giàu các giá trị văn hóa, có tài nguyên đa dạng cho phát triển du lịch, nhưng kinh tế -xã hội nói chung và kết quả hoạt động của ngành Du lịch nói riêng vẫn chưa tương xứng vớitiềm năng. Chính vì vậy, để ngành Du lịch của vùng thật sự phát triển cần có những nghiên cứuđánh giá các điểm du lịch tại đây. 2. NỘI DUNG 2.1. Tiêu chí xác định, phân loại các điểm du lịch Việc xác định, phân loại các điểm du lịch đã được dựa trên cơ sở các nhân tố hình thànhđiểm, bản chất của điểm du lịch; tham khảo Luật du lịch Việt Nam 2005, các nghiên cứu củamột số tác giả (GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Lê Văn Trưởng, TSPhạm Lê Thảo…), đề tài đã dựa vào 5 tiêu chí để đánh giá: 1) Thời gian hoạt động du lịch: Căn cứ vào số ngày có khả năng triển khai du lịch và sốngày có điều kiện thích hợp nhất có thể triển khai hoạt động du lịch. 2) Sức chứa khách du lịch: Trên cơ sở những vị trí du lịch ở trong huyện, đặc điểm củacác di tích là tự nhiên hay di tích nhân văn, chúng tôi tính sức chứa trung bình cho tất cả cácđiểm được nghiên cứu chia theo điểm tự nhiên và nhân văn. Khả năng cho phép thu nhận kháchdu lịch được tính số lượng khách/ngày.1 ThS. Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức64 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 3) Vị trí của điểm du lịch: Vị trí của điểm du lịch được xác định dựa trên cơ sở khoảngcách từ nơi cung cấp nguồn khách du lịch đến điểm du lịch và loại phương tiện giao thông cóthể tới được điểm du lịch cũng như thời gian đến điểm du lịch. Vùng duyên hải Thanh Hóa nàylấy thành phố Thanh Hóa làm trung tâm đến các điểm du lịch trong địa bàn nghiên cứu. 4) Độ bền vững của môi trường: Để đánh giá độ bền vững của môi trường tại điểm dulịch, chúng tôi dựa trên cơ sở những thành phần hoặc bộ phận tự nhiên có ý nghĩa với du lịch tạiđiểm du lịch có bị suy thoái hay không, khả năng phục hồi và khả năng tồn tại của nó theo thờigian do hoạt động du lịch gây ra. 5) Độ hấp dẫn: Xác định độ hấp dẫn tại các huyện duyên hải tỉnh Thanh Hóa, chúng tôicăn cứ vào những cảnh quan tự nhiên có sức hấp dẫn du lịch, những hiện tượng di tích đặc sắc,những cảnh quan nhân văn tiêu biểu, có chất lượng cao; đồng thời kết hợp với khả năng số loạihình du lịch đối với mục đích đi du lịch của khách du lịch. Để có tính tổng hợp cao, ta lượng hóa các chỉ tiêu dựa trên sự đánh giá định lượng vàđịnh tính. Mỗi yếu tố (chỉ tiêu) được đánh giá theo 4 bậc (mức dộ, cấp độ, hạng): rất thuận lợi,khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi với điểm tương ứng là 4, 3, 2, 1. Tuy nhiên, đối với việc xác định, phân loại, phân cấp được điểm du lịch, vai trò của mỗiyếu tố (chỉ tiêu) có một ý nghĩa khác nhau. Căn cứ vào tầm quan trọng của các chỉ tiêu, người tađã đưa ra một hệ số thích hợp, bao gồm: Chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng: hệ số 3; chỉ tiêu có ýnghĩa quan trọng: hệ số 2; và chỉ tiêu có ý nghĩa hệ số 1. Như vậy, sẽ có 3 mức điểm: Những chỉ tiêu rất quan trọng có thang điểm là: 12, 9, 6, 3 Những chỉ tiêu quan trọng: 8, 6, 4, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá các điểm du lịch Điểm du lịch Vị trí của điểm du lịch Sức chứa khách du lịch Thời gian hoạt động du lịchTài liệu có liên quan:
-
Phát triển tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch phụ cận Quảng Nam - Đà Nẵng
7 trang 21 0 0 -
26 trang 21 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
96 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên
9 trang 18 0 0 -
Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững và một số gợi ý cho các vùng du lịch ở Việt Nam hiện nay
5 trang 16 0 0 -
6 trang 14 0 0
-
Giáo trình Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch: Phần 1
129 trang 14 0 0 -
Sinh kế của cộng đồng địa phương dựa vào điểm du lịch: Những vấn đề đặt ra hiện nay
7 trang 13 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
12 trang 12 0 0 -
Xây dựng mô hình và cơ chế quản lý vận hành mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Tây Bắc
12 trang 11 0 0 -
59 trang 10 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ
15 trang 10 0 0 -
Du lịch Vĩnh Long với những điểm đến hấp dẫn
4 trang 10 0 0 -
3 trang 10 0 0
-
Bài giảng Du lịch bền vững (Sustainable tourism) - Chương 1: Khái quát về Du lịch bền vững
42 trang 9 0 0 -
98 trang 9 0 0
-
9 trang 8 0 0
-
Đánh giá khả năng khai thác các điểm du lịch theo các tiểu vùng du lịch tỉnh Hà Giang
10 trang 8 0 0 -
Đánh giá tiềm năng liên kết khai thác các điểm du lịch vùng phụ cận tỉnh Lâm Đồng
10 trang 6 0 0 -
Đánh giá khả năng liên kết các điểm du lịch vùng phụ cận với khu du lịch núi Sam, tỉnh An Giang
12 trang 6 0 0