Đánh giá chương trình đào tạo và một số đề xuất về bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chương trình đào tạo và một số đề xuất về bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Việt Nam Phạm Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 85 - 89 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM Phạm Văn Hùng*, Nguyễn Thị Thu Hương Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Hoạt động đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) đang là hoạt động được quan tâm trong quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học. Bài viết này giới thiệu một số khái niệm trong đánh giá CTĐT, một số mô hình đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới, các nội dung liên quan đến CTĐT được đánh giá trong các Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo trên thế giới và khu vực, từ đó đưa ra một số đề xuất trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chung cho các CTĐT tại Việt Nam. Từ khóa: đảm bảo chất lượng, đánh giá, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn, tiêu chí. Sau khi Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo đại học ra đời, hàng loạt các trường đã triển khai hoạt động này rất tích cực và quá trình này cũng mang lại nhiều lợi ích cho các đơn vị. Trong quá trình triển khai hoạt động này, một vấn đề đặt ra là mặc dù Bộ tiêu chuẩn kiểm định cơ sở đào tạo đại học đã có những tiêu chuẩn đánh giá CTĐT và hoạt động đào tạo, các kết quả đánh giá chưa đi sâu vào chất lượng từng chương trình, ngành đào tạo. Do vậy, việc triển khai đánh giá CTĐT là việc cần thiết. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều Bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định CTĐT, tác giả của bài viết này xin giới thiệu tổng quan về hoạt động đánh giá CTĐT, một số mô hình đánh giá, quản lý chất lượng và nội dung của một số bộ tiêu chuẩn trên thế giới với mong muốn làm sáng tỏ về nội dung các Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT và đưa ra hướng tiếp cận cho hoạt động đánh giá CTĐT trong nước.* MỘT SỐ KHÁI NIỆM Chương trình là một loạt các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể cho các nhóm khách hàng đã được định sẵn (Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units, 1997). Chương trình đào tạo bao gồm nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa học bộ môn tùy theo cơ * Tel: 01683 410168, Email: vanhungkt@gmail.com cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định (thường được ký hiệu bằng mã ngành) [1, trang 136]. Đánh giá chương trình là những hoạt động có tính hệ thống, nằm trong một tiến trình; các hoạt động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh hay một khía cạnh của chương trình: đầu vào của chương trình, các hoạt động thực hiện chương trình, các nhóm khách hàng sử dụng chương trình, các kết quả (các đầu ra) và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. [1, trang 76] Đánh giá CTĐT không thể xem là một quá trình đơn nhất, nó là tập hợp các quy trình có liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong xây dựng và triển khai CTĐT. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG Hoạt động đánh giá chương trình đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia. Bộ tiêu chuẩn để đánh giá CTĐT được xây dựng trên cơ sở các mô hình quản lý chất lượng và đánh giá chất lượng các chương trình này. Mô hình đánh giá hiệu quả CTĐT của Mỹ dựa vào 4 yếu tố: Đầu vào (Inputs): bao gồm các yếu tố liên quan đến người học (như trình độ chung lúc vào học, độ tuổi, giới tính . . .), lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất – máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu học tập, kinh phí đào tạo. Quá trình đào tạo (Activities): kế hoạch tổ chức đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ học tập, tổ chức nghiên cứu khoa học . . . 85 88Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Đầu ra (Outputs): mức tiếp thu của người học đến khi tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, thái độ), tỷ lệ tốt nghiệp. Hiệu quả (Outcomes): mức độ tham gia vào xã hội, mức độ đáp ứng trong công việc, mức thu nhập. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) đưa ra năm yếu tố để đánh giá như sau: Đầu vào: sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, tài chính . . . Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo . . . Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên. Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vu khác đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội. Hiệu quả: kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. [3, trang 260] Mô hình Kirkpatrick gồm bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo. Những mức này có thể được áp dụng cho sự đào tạo theo hình thức truyền thống hoặc dựa vào công nghệ hiện đại, bao gồm: Sự phản hồi của người học (Students’ Reaction): người học được yêu cầu đánh giá chương trình đào tạo sau khi kết thúc khóa học, những gì mà họ nghĩ và cảm nhận trong đào tạo, về cấu trúc, nội dung, phương pháp trong chương trình đào tạo Nhận thức (Lea ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình đào tạo Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo Đảm bảo chất lượng Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐTTài liệu có liên quan:
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 454 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 328 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 256 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 206 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 3 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 193 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 186 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đồ án cơ sở - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
7 trang 170 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Thiết kế trang phục 4 - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 167 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Toán giải tích - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 trang 140 0 0