Danh mục tài liệu

Đánh giá đa dạng thành phần loài thực vật và nguyên nhân làm suy thoái thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.71 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong 3 kiểu thảm thực vật (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) đã thống kê được 557 loài thuộc 393 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Thông đất, ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan. Trong đó 15 họ có từ 10 loài trở lên (chiếm 42,01% tổng số loài), có 13 chi có từ 4 loài trở lên (chiếm 12,39% tổng số loài), có 33 loài thực vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài được ghi nhận trong Nghị định 32 của Chính phủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá đa dạng thành phần loài thực vật và nguyên nhân làm suy thoái thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà GiangTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀOĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT VÀ NGUYÊN NHÂNLÀM SUY THOÁI THẢM THỰC VẬT Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANGEvaluation of diversity of flora species composition and reasons causing vegetation degradationThS. Hoàng Thị Hường*, TS. Đỗ Khắc Hùng*TÓM TẮTTrong 3 kiểu thảm thực vật (thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) đã thống kê được 557 loàithuộc 393 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Thông đất, ngành Cỏ tháp bút,ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan. Trong đó 15 họ có từ 10 loài trở lên (chiếm42,01% tổng số loài), có 13 chi có từ 4 loài trở lên (chiếm 12,39% tổng số loài), có 33 loài thực vậtquý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài được ghi nhận trong Nghị định 32 của Chínhphủ. Phần lớn các loài cây thống kê được đều là các loài tiên phong ưa sáng vì có thể bắt gặpchúng mọc trên đất sau khai thác kiệt, trên các chỗ trống của rừng sau khi những cây gỗ lớn bị chặthạ. Tuy có thành phần thực vật phong phú và đa dạng nhưng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên lạiđang bị suy giảm đáng kể cả về diện tích và chất lượng mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạtđộng khai thác gỗ, thai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ khác và cháy rừng...Từ khóa: Rừng thứ sinh, thảm thực vật, thảm cây bụi, thảm cỏ, huyện Vị Xuyên.ABSTRACTIn the 3 types of vegetation covers (grass vegetation, shrub vegetation and second forest thereare 557 species belonging to 393 genera, 114 families of five branches of higher vascular plantssuch as Lycopodiophyta, Equisetopsida, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta. Of which,there are 15 families available over 10 species (accounting for 42.01% of total species), 13 generaavailable over 4 species (accounting for 12.39% of total species). There are 33 rare plant species inthe 2007 Vietnam Red Data Book and 7 species recorded in Decree of Government No. 32.Majority of statistical species are the light-demanding pioneer species growing on land exploitedexhaustedly and on the area of forests without trees after large trees cut down. Although there is arich and diversified flora, the vegetations in Vi Xuyen district is significant degradation in terms ofarea and quality that the main reasons is due to the activities of exploitation on logging, firewoodand non-timber forest products and forest fire, etc.Keywords: Secondary forests, vegetation, shrub, grass, Vi Xuyen district.Đặt vấn đềHuyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang với đặc điểm khí hậu, địa hình,thổ nhưỡng đa dạng, diện tích rừng tương đối lớn (tổng diện tích rừng là 102.072,06 ha và độ chephủ là 68%). Trong đó có một phần diện tích rừng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây CônLĩnh và các Khu bảo tồn rừng đặc dụng Phong Quang, Du Già, Khau Ca nên thành phần thực vậtkhá phong phú và đa dạng với nhiều loài cây gỗ quý như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nghiến(Excentrodendron tonkinense), Pơ mu (Fokiennia hodginsii), Đinh (Markhamia stipulata)… Tuynhiên, trong những năm qua mặc dù đã có chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình của*Trường Cao đẳng Sư phạm Hà GiangSỐ 01 – THÁNG 11 NĂM 2015115TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀOChính phủ, nhưng do dân số tăng nhanh, do nhu cầu cuộc sống hàng ngày... nên nhiều diện tíchrừng bị khai thác cạn kiệt làm cho rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng.Đối tượng và phương pháp nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuCác kiểu thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang gồm: Thảm cỏ, thảm cây bụi vàrừng thứ sinh.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp thu thập số liệu trực tiếp ngoài thực địa trên các tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêuchuẩn (OTC). Trong mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra thứ nhất có hướng vuông góc với đường đồngmức cơ bản, các tuyến sau song song với tuyến điều tra thứ nhất. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theotừng kiểu thảm và địa hình cụ thể, dao động từ 50 -100m, chiều rộng tuyến điều tra là 2m về mỗi phíađối với rừng thứ sinh, thảm cây bụi và 1m về mỗi phía đối với thảm cỏ. Trên mỗi TĐT tiến hành lập cácô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều ở trong từng kiểu thảm thực vật. Diện tích OTC đối với rừngthứ sinh là 400m2 (20m x 20m), đối với thảm cây bụi là 16m2 (4m x 4m), còn đối với thảm cỏ là 1m2(1m x 1m). Trên TĐT và OTC quan sát và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài (tên Latin hoặctên địa phương) và dạng sống của các loài thực vật. Những loài chưa biết tên lấy mẫu về định loại.Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây theo tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của PhạmHoàng Hộ (1991-1993) [5], theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (chủbiên) và cộng sự (2003, 2005) [1] và theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn (2000) [3]. Xác định những loài thực vật quý hiếm dựa vào Sách Đỏ ViệtNam, 2007 (Phần thực vật) [2] và Nghị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: