Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 374.09 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, sau đó tìm và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá Rô đồng trong ao của các hộ nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An. Dựa trên số liệu điều tra của 100 hộ nuôi tại vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cá Rô đồng của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sản lượng nuôi cá Rô đồng của các hộ ngư dân ở đây, đó là mật độ thả cá giống, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi, diện tích ao nuôi, vốn đầu tư ao nuôi, trong đó quan trọng nhất là nhân tố vốn đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG TRONG AO, EO NGÁCH VÙNG BÁN NGẬP Ở LÒNG HỒ TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI TECHNICAL ACTUALITY ACCESS AND ECONOMIC - SOCIETY EFFICIENCY FOR COMMERCIAL ANABAS (ANABAS TESTUDIEUS) AQUACULTURE FARMS IN THE CHANNEL AND POND IN THE SEMI - SUBMERGED REGION TRI AN LAKE, DONG NAI PROVINCE, VIETNAM Phan Thị Hoa1, Phạm Xuân Thủy2, Quách Thị Khánh Ngọc3 Ngày nhận bài: 04/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 08/11/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, sau đó tìm và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá Rô đồng trong ao của các hộ nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An. Dựa trên số liệu điều tra của 100 hộ nuôi tại vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cá Rô đồng của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sản lượng nuôi cá Rô đồng của các hộ ngư dân ở đây, đó là mật độ thả cá giống, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi, diện tích ao nuôi, vốn đầu tư ao nuôi, trong đó quan trọng nhất là nhân tố vốn đầu tư. Từ khóa: cá Rô đồng, lòng hồ Trị An, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội ABSTRACT This research investigates situation of technology, the economic - society efficiency, after that this paper also find and identify the factors affect to outputs of anabas testudieus in the semi - submerged Tri An lake, Dong Nai province. Based on the survey data of 100 fish farmers in the study, researchers used multivariate regression models in SPSS software to analyze the factors affecting tilapia yield of anabas testudieus production of the households in the study recgions. Results showed that there are five significantly factors affect to outputs of fishes, they are fish stocking density, density, experience of households, pond area, investable capital in pond, in which the most important factor is that investable capital in pond. Keywords: Anabas testudieus, Tri An lake, technical actuality, economic - society efficiency I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Trị An hiện là một trong những hồ chứa có diện tích ngập nước lớn nhất Việt Nam (32.400ha vào tháng 9 - 12) nhưng có độ sâu trung bình khá thấp (11m). Đặc điểm này hình thành nên những vùng bán ngập đặc trưng rộng lớn trên hồ vào mùa nước cạn với diện tích lên đến hàng chục ngàn ha. Vùng bán ngập trên lòng hồ Trị An lại có nhiều ao, eo ngách hình thành nên những vùng sinh thái ao, eo ngách đặc trưng với hàng trăm eo có diện tích 1 2 trung bình mỗi eo từ vài ha đến hàng trăm ha (Theo báo cáo Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ Trị An, Trạm thủy sản Trị An, 2010) [1]. Các hộ nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An bắt đầu từ năm 2004 và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định: diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tăng nhanh, nghề nuôi cá đã góp phần giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao đời sống sống cho nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng mang lại cho hộ nuôi trong Phan Thị Hoa: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Xuân Thủy, 3TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản những năm gần đây đang giảm xuống. Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An. Đồng thời nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu giúp người nuôi và các cơ quan chức năng lựa chọn các giải pháp thích hợp giúp nghề nuôi cá Rô đồng phát triển bền vững. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Dữ liệu phân tích Số liệu thứ cấp thu thập từ Sở NN và PTNT Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Nai, Trung tâm Thủy sản Đồng Nai, Trạm Thủy sản Hồ Trị An. Số liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát 100 hộ nuôi cá rô đồng trong ao eo ngách vùng bán ngập hồ Trị An tại xã Phú Ngọc (75 hộ điều tra chiếm 68,81%), La Ngà (22 hộ điều tra chiếm 75,86% tổng số), Mã Đà (có 3 hộ nuôi điều tra 100%). 2. Mô hình nghiên cứu Mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là năng suất và các biến độc lập là số năm kinh nghiệm (SN_nuoi), kích thước giống thả (KT_giong), mật độ nuôi (MD_nuoi), diện tích ao nuôi (DT_aonuoi), quy mô vốn đầu tư (Qm_von), độ sâu ao nuôi (DS_aonuoi) và thời gian nuôi (Tg_nuoi). Nang_suat = β0 + β1* SN_nuoi + β2* KT_giong + β3* MD_nuoi + β4*DT_aonuoi + β5*Qm_von + β6* DS_aonuoi + β7*Tg_nuoi + є Số năm kinh nghiệm nuôi là một trong những nhân tố quan trọng. Do đó mô hình kỳ vọng nhân tố kinh nghiệm của hộ nuôi sẽ đồng biến với năng suất nuôi. Nhân tố quy mô vốn là yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất. Đối với nhân tố này mô hình kỳ vọng có phản ứng (+) với năng suất nuôi. Mật độ nuôi quá thấp hoặc quá cao trên một đơn vị diện tích sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy với nhân tố mật độ nuôi mô hình kỳ vọng sẽ có quan hệ đồng biến với năng suất. Nhân tố độ sâu của ao nuôi: Nếu độ sâu quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sống của cá Rô đồng. Do vậy mô hình kỳ vọng nhân tố này có quan hệ đồng biến với biến năng suất. 136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 3/2013 Nhân tố quy mô diện tích nuôi của hộ (m 2) ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, diện tích nuôi quá lớn sẽ làm ảnh hưởng năng suất. Do vậy mô hình kỳ vọng n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG TRONG AO, EO NGÁCH VÙNG BÁN NGẬP Ở LÒNG HỒ TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI TECHNICAL ACTUALITY ACCESS AND ECONOMIC - SOCIETY EFFICIENCY FOR COMMERCIAL ANABAS (ANABAS TESTUDIEUS) AQUACULTURE FARMS IN THE CHANNEL AND POND IN THE SEMI - SUBMERGED REGION TRI AN LAKE, DONG NAI PROVINCE, VIETNAM Phan Thị Hoa1, Phạm Xuân Thủy2, Quách Thị Khánh Ngọc3 Ngày nhận bài: 04/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 08/11/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, sau đó tìm và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá Rô đồng trong ao của các hộ nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An. Dựa trên số liệu điều tra của 100 hộ nuôi tại vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cá Rô đồng của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sản lượng nuôi cá Rô đồng của các hộ ngư dân ở đây, đó là mật độ thả cá giống, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi, diện tích ao nuôi, vốn đầu tư ao nuôi, trong đó quan trọng nhất là nhân tố vốn đầu tư. Từ khóa: cá Rô đồng, lòng hồ Trị An, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội ABSTRACT This research investigates situation of technology, the economic - society efficiency, after that this paper also find and identify the factors affect to outputs of anabas testudieus in the semi - submerged Tri An lake, Dong Nai province. Based on the survey data of 100 fish farmers in the study, researchers used multivariate regression models in SPSS software to analyze the factors affecting tilapia yield of anabas testudieus production of the households in the study recgions. Results showed that there are five significantly factors affect to outputs of fishes, they are fish stocking density, density, experience of households, pond area, investable capital in pond, in which the most important factor is that investable capital in pond. Keywords: Anabas testudieus, Tri An lake, technical actuality, economic - society efficiency I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Trị An hiện là một trong những hồ chứa có diện tích ngập nước lớn nhất Việt Nam (32.400ha vào tháng 9 - 12) nhưng có độ sâu trung bình khá thấp (11m). Đặc điểm này hình thành nên những vùng bán ngập đặc trưng rộng lớn trên hồ vào mùa nước cạn với diện tích lên đến hàng chục ngàn ha. Vùng bán ngập trên lòng hồ Trị An lại có nhiều ao, eo ngách hình thành nên những vùng sinh thái ao, eo ngách đặc trưng với hàng trăm eo có diện tích 1 2 trung bình mỗi eo từ vài ha đến hàng trăm ha (Theo báo cáo Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ Trị An, Trạm thủy sản Trị An, 2010) [1]. Các hộ nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An bắt đầu từ năm 2004 và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định: diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tăng nhanh, nghề nuôi cá đã góp phần giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao đời sống sống cho nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng mang lại cho hộ nuôi trong Phan Thị Hoa: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Xuân Thủy, 3TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản những năm gần đây đang giảm xuống. Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An. Đồng thời nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu giúp người nuôi và các cơ quan chức năng lựa chọn các giải pháp thích hợp giúp nghề nuôi cá Rô đồng phát triển bền vững. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Dữ liệu phân tích Số liệu thứ cấp thu thập từ Sở NN và PTNT Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Nai, Trung tâm Thủy sản Đồng Nai, Trạm Thủy sản Hồ Trị An. Số liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát 100 hộ nuôi cá rô đồng trong ao eo ngách vùng bán ngập hồ Trị An tại xã Phú Ngọc (75 hộ điều tra chiếm 68,81%), La Ngà (22 hộ điều tra chiếm 75,86% tổng số), Mã Đà (có 3 hộ nuôi điều tra 100%). 2. Mô hình nghiên cứu Mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là năng suất và các biến độc lập là số năm kinh nghiệm (SN_nuoi), kích thước giống thả (KT_giong), mật độ nuôi (MD_nuoi), diện tích ao nuôi (DT_aonuoi), quy mô vốn đầu tư (Qm_von), độ sâu ao nuôi (DS_aonuoi) và thời gian nuôi (Tg_nuoi). Nang_suat = β0 + β1* SN_nuoi + β2* KT_giong + β3* MD_nuoi + β4*DT_aonuoi + β5*Qm_von + β6* DS_aonuoi + β7*Tg_nuoi + є Số năm kinh nghiệm nuôi là một trong những nhân tố quan trọng. Do đó mô hình kỳ vọng nhân tố kinh nghiệm của hộ nuôi sẽ đồng biến với năng suất nuôi. Nhân tố quy mô vốn là yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất. Đối với nhân tố này mô hình kỳ vọng có phản ứng (+) với năng suất nuôi. Mật độ nuôi quá thấp hoặc quá cao trên một đơn vị diện tích sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy với nhân tố mật độ nuôi mô hình kỳ vọng sẽ có quan hệ đồng biến với năng suất. Nhân tố độ sâu của ao nuôi: Nếu độ sâu quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sống của cá Rô đồng. Do vậy mô hình kỳ vọng nhân tố này có quan hệ đồng biến với biến năng suất. 136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 3/2013 Nhân tố quy mô diện tích nuôi của hộ (m 2) ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, diện tích nuôi quá lớn sẽ làm ảnh hưởng năng suất. Do vậy mô hình kỳ vọng n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cá Rô đồng Lòng hồ Trị An Hiện trạng kỹ thuật Hiệu quả kinh tế - xã hội Tỉnh Đông NaiTài liệu có liên quan:
-
5 trang 31 0 0
-
Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND
2 trang 29 0 0 -
14 trang 28 0 0
-
6 trang 27 0 0
-
10 trang 26 0 0
-
8 trang 24 0 0
-
20 trang 24 0 0
-
12 trang 24 0 0
-
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô Đồng
10 trang 24 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai
11 trang 23 0 0