Danh mục tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.04 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả phân tích số liệu của 70 tàu làm nghề chụp mực khảo sát tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cho thấy, nghề chụp mực là nghề khai thác xa bờ hiện đang hoạt động tương đối hiệu quả . Doanh thu trung bình đạt khoảng 835,5 triệu đồng/tàu/năm, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 150,1 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 18% tổng doanh thu và có xu hướng tăng theo chiều tăng công suất máy tàu. Hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất sinh lợi của nhóm tàu công suất lớn cao hơn nhóm tàu công suất nhỏ và thời gian hoàn vốn của nhóm tàu công suất lớn cũng nhanh hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ CHỤP MỰC TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY OF SQUID CATCHING IN THUY NGUYEN DISTRICT, HAI PHONG CITY Phạm Văn Khải1, Hoàng Hoa Hồng2 Ngày nhận bài: 11/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/01/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Kết quả phân tích số liệu của 70 tàu làm nghề chụp mực khảo sát tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cho thấy, nghề chụp mực là nghề khai thác xa bờ hiện đang hoạt động tương đối hiệu quả. Doanh thu trung bình đạt khoảng 835,5 triệu đồng/tàu/năm, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 150,1 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 18% tổng doanh thu và có xu hướng tăng theo chiều tăng công suất máy tàu. Hiệu quả sử dụng chi phí và tỷ suất sinh lợi của nhóm tàu công suất lớn cao hơn nhóm tàu công suất nhỏ và thời gian hoàn vốn của nhóm tàu công suất lớn cũng nhanh hơn. Từ khóa: nghề chụp mực, lợi nhuận, Thủy Nguyên ABSTRACT The result of data analysis from 70 survey samples for squid catching vessels in Thuy Nguyen district, Hai Phong city shows that, offshore squid catching is currently operating relatively efficiently. The average revenue of 835.5 million VND/vessel/year, the average profit of 150.1 million VND/vessel/year, equivalent to 18% of gross revenue, which tends to and increased according to the vessel’s engine capacity. Catching efficiency and the cost benefit ratio in the group of larger capacity vessels is higher than those of small capcity vessels and a payback period of the larger capacity vessels is also faster. Keywords: squid catching, profit, Thuy Nguyen I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thủy Nguyên là một huyện có đội tàu làm nghề chụp mực phát triển nhất của thành phố Hải Phòng. Tính đến năm 2012, toàn huyện có 236 chiếc, chiếm 83% tổng số tàu làm nghề chụp mực của toàn thành phố và tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Lập Lễ, Phả Lễ. Sự phát triển nhanh chóng của nghề chụp mực đã đóng góp một sản lượng lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển quá ồ ạt trong thời gian qua đã làm cho sản lượng khai thác của một số tàu giảm sút, một số tàu làm ăn thua lỗ, tình trạng mất trật tự trên biển thường xảy ra [1], [2], [6]. Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của đội tàu chụp mực tại huyện Thủy Nguyên nhằm giúp cho ngư dân, nhà quản lý nghề cá tại địa phương có được định hướng phát triển nghề trong tương lai, 1 2 cơ cấu lại nghề nghiệp một cách hợp lý, khai thác đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế các tàu làm nghề chụp mực tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên, Liên tập đoàn đánh cá biển Nam Triệu, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên và các tài liệu đã được công bố về lĩnh vực có liên quan. Phạm Văn Khải: Cao học Công nghệ Khai thác thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Hoàng Hoa Hồng: Trường Đại học Nha Trang 144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Tham gia trực tiếp chuyến biển, phỏng vấn các chủ tàu/thuyền trưởng tại các xã, bến cá để có các thông tin về: Thông số kỹ thuật tàu, kết cấu ngư cụ, ngư trường, sản lượng khai thác, doanh thu, chi phí… của tàu làm nghề chụp mực. 2.2. Phân tích, xử lý số liệu 2.2.1. Các chỉ số kinh tế - Tổng doanh thu của tàu (DT): Được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm. DT=DTcb x t - Tổng thu nhập của tàu (TN): Được xác định bằng tổng doanh thu (DT) trừ đi chi phí biến đổi CPbđ (không bao gồm chi phí lao động). TN= DT-CPbđ Trong đó: CPbđ: là chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm…). - Lợi nhuận của tàu (LN): Được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định và chi phí lương lao động. LN = TN- CPcđ - CPlđ Trong đó: CPcđ là chi phí cố định (gồm khấu hao tàu thuyền, lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn); CPlđ là chi phí lương lao động. 2.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế - Tỷ suất chi phí trên doanh thu (CP/DT): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra chủ tàu sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư (LN/V): Thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngư dân khai thác [3], [4]. Trong đó: LN: Lợi nhuận thu được; DT: Tổng doanh thu; CP: Chi phí sản xuất (khấu hao, cố định, biến đổi); V: Tổng vốn đầu tư. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tổng vốn đầu tư Bảng 1. Vốn đầu tư trung bình của đội tàu chụp mực Nhóm công suất tàu (CV) Chỉ tiêu Vỏ tàu < 90 Giá trị (1.000 đ) 272.381 90 - 149 Tỷ trọng Giá trị (1.000 đ) 61% ≥ 150 Trung bình Tỷ trọng Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng 333.043,5 56% 453.461,5 58% 359.571,4 Máy tàu 64.381 14,4% 107.391,3 18% 152.307,7 19% 111.171,4 Ngư cụ 38.071,4 8,5% 52.173,9 9% 64.538,5 8% 52.535,7 Trang thiết bị điện tử, cơ khí 72.195,2 16,1% 101.034,8 17% 120.392,3 15% 99.572,9 Tổng cộng 447.028,6 100% 100% 790.700,0 100% 622.851,4 Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư cho tàu lưới chụp mực là khá cao, đặc biệt là tàu có công suất lớn. Tổng mức đầu tư trung bình cho một tàu làm nghề lưới chụp mực khoảng 622,851 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho vỏ tàu chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng 272,4 t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: