Đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh trong dạy học sinh học cấp trung học phổ thông
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 938.31 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày khái niệm, vai trò của đánh giá quá trình trong dạy học phát triển năng lực học sinh; phân tích khái niệm và đề xuất cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; từ đó đưa ra quy trình và ví dụ minh họa đánh giá quá trình theo định hướng phát triển năng lực này trong dạy học sinh học cấp THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh trong dạy học sinh học cấp trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(8), 23-28 ISSN: 2354-0753 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1Tạp chíGiáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hà Văn Dũng1, 2 Trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lê Thị Thanh Hương2, 3 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Trịnh Đông Thư3,+ +Tác giả liên hệ ● Email: tdthu@hueuni.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 20/02/2023 The process of reforming general education curricula and textbooks is facing Accepted: 22/3/2023 many challenges. In particular, the consistency between teaching methods and Published: 20/4/2023 testing and assessment in the direction of developing learners competence is always tricky as testing and evaluation is an integral part of the teaching process Keywords and a driving force to promote innovation in the teaching process. However, in Assessment, formative practice, there is a contradiction between the requirements for innovation in assessment, applying learned examination and assessment, from content to diversity in form, and the actual knowledge and skills application in teaching with many limitations. This article proposes a competency-based formative assessment process to develop learners’ competency of applying learned knowledge and skills; and illustrates it with specific examples in teaching high school students. The results of the study will develop Biology teachers’ competency in testing and assessment during the implementation of the 2018 General Education Program. 1. Mở đầu Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ định hướng chú trọng nội dung, kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Để đáp ứng định hướng đổi mới này, quá trình đánh giá hoạt động học tập của người học cũng cần thay đổi. Điều này đã được Bộ GD-ĐT ban hành trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó Chương trình môn Sinh học yêu cầu: “Kết hợp đánh giá quá trình (ĐGQT) với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác…” (Bộ GD-ĐT, 2018). Như vậy, đổi mới GD-ĐT theo tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực HS tất yếu phải đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS, trong đó có ĐGQT. Hiện nay, kế thừa các thành quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, việc vận dụng ĐGQT vào dạy học ngày càng được quan tâm và nhìn nhận đúng với bản chất triết lí có tính nhân văn của việc đánh giá. Từ thực tế dạy học, ĐGQT là một trong những yếu tố trung tâm và quan trọng trong giáo dục, đã góp phần làm cho hoạt động dạy học có hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu đào tạo trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện của giáo dục nước nhà. Bài báo trình bày khái niệm, vai trò của ĐGQT trong dạy học phát triển năng lực HS; phân tích khái niệm và đề xuất cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (VDKTKNĐH); từ đó đưa ra quy trình và ví dụ minh họa ĐGQT theo định hướng phát triển năng lực này trong dạy học sinh học cấp THPT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của đánh giá quá trình trong dạy học phát triển năng lực học sinh 2.1.1. Khái niệm đánh giá quá trình Theo Black và Wiliam (2009), một hoạt động đánh giá được xem là ĐGQT khi những bằng chứng về thành quả học tập của HS được gợi ra, giải thích và sử dụng bởi GV, HS hay chính bạn học trong lớp với mục đích cải thiện quá trình dạy học. ĐGQT là hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt quá trình dạy học, giúp người dạy theo dõi quá trình học tập của người học, nắm bắt những khó khăn của người học trong học tập để kịp thời cung cấp thông tin phản hồi, giúp người học tự điều chỉnh quá trình học tập nhằm hướng đến mục tiêu học tập mong muốn (Cauley & McMillan, 2010; Chu et al., 2019). Theo Lê Quang Mạnh (2015), “ĐGQT là một quá trình tiến hành có hệ thống được diễn ra trong suốt thời gian học tập nhằm cung cấp phản hồi thường xuyên cho người dạy và người học” (tr 44). Đào Thị Oanh (2015) cho rằng: “ĐGQT là hoạt động đánh giá (có thể do GV, HS cùn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh trong dạy học sinh học cấp trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(8), 23-28 ISSN: 2354-0753 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1Tạp chíGiáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hà Văn Dũng1, 2 Trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lê Thị Thanh Hương2, 3 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Trịnh Đông Thư3,+ +Tác giả liên hệ ● Email: tdthu@hueuni.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 20/02/2023 The process of reforming general education curricula and textbooks is facing Accepted: 22/3/2023 many challenges. In particular, the consistency between teaching methods and Published: 20/4/2023 testing and assessment in the direction of developing learners competence is always tricky as testing and evaluation is an integral part of the teaching process Keywords and a driving force to promote innovation in the teaching process. However, in Assessment, formative practice, there is a contradiction between the requirements for innovation in assessment, applying learned examination and assessment, from content to diversity in form, and the actual knowledge and skills application in teaching with many limitations. This article proposes a competency-based formative assessment process to develop learners’ competency of applying learned knowledge and skills; and illustrates it with specific examples in teaching high school students. The results of the study will develop Biology teachers’ competency in testing and assessment during the implementation of the 2018 General Education Program. 1. Mở đầu Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ định hướng chú trọng nội dung, kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Để đáp ứng định hướng đổi mới này, quá trình đánh giá hoạt động học tập của người học cũng cần thay đổi. Điều này đã được Bộ GD-ĐT ban hành trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó Chương trình môn Sinh học yêu cầu: “Kết hợp đánh giá quá trình (ĐGQT) với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác…” (Bộ GD-ĐT, 2018). Như vậy, đổi mới GD-ĐT theo tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực HS tất yếu phải đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS, trong đó có ĐGQT. Hiện nay, kế thừa các thành quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, việc vận dụng ĐGQT vào dạy học ngày càng được quan tâm và nhìn nhận đúng với bản chất triết lí có tính nhân văn của việc đánh giá. Từ thực tế dạy học, ĐGQT là một trong những yếu tố trung tâm và quan trọng trong giáo dục, đã góp phần làm cho hoạt động dạy học có hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu đào tạo trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện của giáo dục nước nhà. Bài báo trình bày khái niệm, vai trò của ĐGQT trong dạy học phát triển năng lực HS; phân tích khái niệm và đề xuất cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (VDKTKNĐH); từ đó đưa ra quy trình và ví dụ minh họa ĐGQT theo định hướng phát triển năng lực này trong dạy học sinh học cấp THPT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của đánh giá quá trình trong dạy học phát triển năng lực học sinh 2.1.1. Khái niệm đánh giá quá trình Theo Black và Wiliam (2009), một hoạt động đánh giá được xem là ĐGQT khi những bằng chứng về thành quả học tập của HS được gợi ra, giải thích và sử dụng bởi GV, HS hay chính bạn học trong lớp với mục đích cải thiện quá trình dạy học. ĐGQT là hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt quá trình dạy học, giúp người dạy theo dõi quá trình học tập của người học, nắm bắt những khó khăn của người học trong học tập để kịp thời cung cấp thông tin phản hồi, giúp người học tự điều chỉnh quá trình học tập nhằm hướng đến mục tiêu học tập mong muốn (Cauley & McMillan, 2010; Chu et al., 2019). Theo Lê Quang Mạnh (2015), “ĐGQT là một quá trình tiến hành có hệ thống được diễn ra trong suốt thời gian học tập nhằm cung cấp phản hồi thường xuyên cho người dạy và người học” (tr 44). Đào Thị Oanh (2015) cho rằng: “ĐGQT là hoạt động đánh giá (có thể do GV, HS cùn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Giáo dục trung học phổ thông Dạy học phát triển năng lực Năng lực vận dụng kiến thức Chương trình giáo dục phổ thông 2018Tài liệu có liên quan:
-
13 trang 404 1 0
-
68 trang 330 10 0
-
56 trang 296 2 0
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 255 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 197 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
7 trang 185 0 0