Đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Việt Nam) bằng phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 622.90 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2020 trên cơ sở tiếp cận 4 nhóm chỉ tiêu và cụ thể hóa thành 10 chỉ tiêu. Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng, trong đó phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp có vai trò chủ đạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Việt Nam) bằng phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0047 Social Sciences, 2022, Volume 67, Issue 3, pp. 134-144 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HOÁ MỨC SỐNG DÂN CƯ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (VIỆT NAM) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN NHÓM THỐNG KÊ VÀ THANG ĐIỂM TỔNG HỢP Nguyễn Đức Tôn và Trần Hải Vũ* Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt. Nâng cao mức sống dân cư và hướng đến sự bình đẳng, bền vững cho cộng đồng dân cư là định hướng chính trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia, lãnh thổ. Bài viết trình bày kết quả đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2020 trên cơ sở tiếp cận 4 nhóm chỉ tiêu và cụ thể hóa thành 10 chỉ tiêu. Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng, trong đó phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp có vai trò chủ đạo. Kết quả đánh giá cho thấy, mức sống dân cư của vùng có sự phân hoá rõ rệt: nhóm cao có thành phố Đà Nẵng; nhóm khá cao có Quảng Nam và Khánh Hoà; nhóm trung bình có Bình Thuận và Bình Định; nhóm khá thấp có Quảng Ngãi và Phú Yên; nhóm thấp có Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các định hướng, giải pháp bằng việc đánh giá tiềm năng, thế mạnh các nguồn lực phát triển nhằm hướng đến mức sống ổn định, bền vững. Từ khóa: mức sống dân cư, phân nhóm thống kê, thang điểm, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 1. Mở đầu Hiện nay, đảm bảo mức sống dân cư (MSDC) và nâng cao MSDC nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của “vốn con người” để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và hướng đến sự ổn định, bền vững là những nội dung trọng tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), chính sách phát triển con người của quốc gia, vùng và lãnh thổ. MSDC được định nghĩa là “Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của con người tại một thời điểm phát triển KT-XH của đất nước [1]. Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, đặc trưng cơ bản của MSDC chính là khả năng thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống thường ngày, gồm có nhu cầu về đời sống vật chất (thu nhập, lương thực, trình độ, sức khỏe, nhà ở…) và nhu cầu về đời sống tinh thần, văn hóa (an ninh chính trị, giải trí, sự bình đẳng…). MSDC phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Gắn với từng hình thái kinh tế khác nhau thì MSDC cũng khác nhau. MSDC càng cao thì con người có nhiều cơ hội lựa chọn việc phát triển cá nhân và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra. Dưới góc nhìn của Địa lí học, đánh giá mức sống dân cư nói chung và sự phân hóa MSDC nói riêng của một lãnh thổ được áp dụng rất nhiều phương pháp, vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa định tính vừa định lượng hoặc bán định lượng. Trong đó, nổi bật có một số công trình nghiên cứu chú trọng đến việc điều tra, khảo sát và xử lí số liệu sơ cấp, áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính như tác giả Dominique Haughton và cộng sự (2011) với công trình Living Standards Analytics: Development through the Lens of Household Survey Data [2] hoặc Ngày nhận bài: 8/7/2022. Ngày sửa bài: 19/7/2022. Ngày nhận đăng: 1/8/2022. Tác giả liên hệ: Trần Hải Vũ, Địa chỉ e-mail: tranhaivu@qnu.edu.vn 134 Đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng duyên hải Nam Trung bộ (Việt Nam)… Bryan Perry cùng cộng sự thuộc Bộ Phát triển xã hội Wellington (2017) qua báo cáo The material wellbeing of New Zealand households: trends and relativities using non-income measures, with international comparisons [3], hoặc phương pháp đánh giá bất bình đẳng thu nhập qua đường cong Lorenz của nhà thống kế người Mỹ Conrand Lorenz [4]. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2003) cũng đã vận dụng phương pháp thang điểm tổng hợp để đánh giá sự phân hóa chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng, các tiêu chí được phân thành 4 bậc (cao, khá, trung bình, thấp) và trọng số bằng nhau [5]. Tiếp sau đó, tác giả Trần Thị Thanh Hà cũng áp dụng để đánh giá MSDC theo hướng bền vững ở tỉnh Sơn La, theo đó các tiêu chí được chia thành 5 bậc [6]. Đây là những công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả có thể kế thừa, áp dụng và cải tiến phù hợp ở các phân nhóm và đánh giá thang điểm. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) gồm 8 tỉnh, thành phố (TP): TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng diện tích tự nhiên là 44.542,1 km2, dân số năm 2020 là 9.343,4 triệu người, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên cả nước và 9,6% dân số cả nước [8], [7]. Nằm vị trí chiến lược của đất nước và được thiên nhiên ban tặng cho vùng về tiềm năng phát triển kinh tế biển (đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu), trong giai đoạn 2010 – 2020, vùng DHNTB có nhiều biến đổi đáng kể và có những bước tiến quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GRDP và GRDP/người liên tục tăng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tính đến năm 2020 tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 80,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm hơn 18,0%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm gần 2,0%. Đây là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư của cả nước (trong vùng có TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung), cơ hội việc làm của người dân tăng lên, thu nhập bình quân đầu người/tháng (TNBQĐN/tháng) dần được cải thiện, công tác giáo dục – đào tạo, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, các điều kiện sống khác được nâng cao… Tuy nhiên, vùng vẫn còn một số hạn chế: Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều cao, khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ giữa các cộng đồng dân cư chưa đồng bộ, MSDC ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Việt Nam) bằng phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0047 Social Sciences, 2022, Volume 67, Issue 3, pp. 134-144 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HOÁ MỨC SỐNG DÂN CƯ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (VIỆT NAM) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN NHÓM THỐNG KÊ VÀ THANG ĐIỂM TỔNG HỢP Nguyễn Đức Tôn và Trần Hải Vũ* Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt. Nâng cao mức sống dân cư và hướng đến sự bình đẳng, bền vững cho cộng đồng dân cư là định hướng chính trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia, lãnh thổ. Bài viết trình bày kết quả đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2020 trên cơ sở tiếp cận 4 nhóm chỉ tiêu và cụ thể hóa thành 10 chỉ tiêu. Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng, trong đó phương pháp phân nhóm thống kê và thang điểm tổng hợp có vai trò chủ đạo. Kết quả đánh giá cho thấy, mức sống dân cư của vùng có sự phân hoá rõ rệt: nhóm cao có thành phố Đà Nẵng; nhóm khá cao có Quảng Nam và Khánh Hoà; nhóm trung bình có Bình Thuận và Bình Định; nhóm khá thấp có Quảng Ngãi và Phú Yên; nhóm thấp có Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các định hướng, giải pháp bằng việc đánh giá tiềm năng, thế mạnh các nguồn lực phát triển nhằm hướng đến mức sống ổn định, bền vững. Từ khóa: mức sống dân cư, phân nhóm thống kê, thang điểm, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 1. Mở đầu Hiện nay, đảm bảo mức sống dân cư (MSDC) và nâng cao MSDC nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của “vốn con người” để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và hướng đến sự ổn định, bền vững là những nội dung trọng tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), chính sách phát triển con người của quốc gia, vùng và lãnh thổ. MSDC được định nghĩa là “Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của con người tại một thời điểm phát triển KT-XH của đất nước [1]. Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, đặc trưng cơ bản của MSDC chính là khả năng thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống thường ngày, gồm có nhu cầu về đời sống vật chất (thu nhập, lương thực, trình độ, sức khỏe, nhà ở…) và nhu cầu về đời sống tinh thần, văn hóa (an ninh chính trị, giải trí, sự bình đẳng…). MSDC phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Gắn với từng hình thái kinh tế khác nhau thì MSDC cũng khác nhau. MSDC càng cao thì con người có nhiều cơ hội lựa chọn việc phát triển cá nhân và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra. Dưới góc nhìn của Địa lí học, đánh giá mức sống dân cư nói chung và sự phân hóa MSDC nói riêng của một lãnh thổ được áp dụng rất nhiều phương pháp, vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa định tính vừa định lượng hoặc bán định lượng. Trong đó, nổi bật có một số công trình nghiên cứu chú trọng đến việc điều tra, khảo sát và xử lí số liệu sơ cấp, áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính như tác giả Dominique Haughton và cộng sự (2011) với công trình Living Standards Analytics: Development through the Lens of Household Survey Data [2] hoặc Ngày nhận bài: 8/7/2022. Ngày sửa bài: 19/7/2022. Ngày nhận đăng: 1/8/2022. Tác giả liên hệ: Trần Hải Vũ, Địa chỉ e-mail: tranhaivu@qnu.edu.vn 134 Đánh giá sự phân hoá mức sống dân cư vùng duyên hải Nam Trung bộ (Việt Nam)… Bryan Perry cùng cộng sự thuộc Bộ Phát triển xã hội Wellington (2017) qua báo cáo The material wellbeing of New Zealand households: trends and relativities using non-income measures, with international comparisons [3], hoặc phương pháp đánh giá bất bình đẳng thu nhập qua đường cong Lorenz của nhà thống kế người Mỹ Conrand Lorenz [4]. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2003) cũng đã vận dụng phương pháp thang điểm tổng hợp để đánh giá sự phân hóa chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng, các tiêu chí được phân thành 4 bậc (cao, khá, trung bình, thấp) và trọng số bằng nhau [5]. Tiếp sau đó, tác giả Trần Thị Thanh Hà cũng áp dụng để đánh giá MSDC theo hướng bền vững ở tỉnh Sơn La, theo đó các tiêu chí được chia thành 5 bậc [6]. Đây là những công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả có thể kế thừa, áp dụng và cải tiến phù hợp ở các phân nhóm và đánh giá thang điểm. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) gồm 8 tỉnh, thành phố (TP): TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng diện tích tự nhiên là 44.542,1 km2, dân số năm 2020 là 9.343,4 triệu người, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên cả nước và 9,6% dân số cả nước [8], [7]. Nằm vị trí chiến lược của đất nước và được thiên nhiên ban tặng cho vùng về tiềm năng phát triển kinh tế biển (đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu), trong giai đoạn 2010 – 2020, vùng DHNTB có nhiều biến đổi đáng kể và có những bước tiến quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GRDP và GRDP/người liên tục tăng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tính đến năm 2020 tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 80,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm hơn 18,0%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm gần 2,0%. Đây là vùng trọng điểm thu hút vốn đầu tư của cả nước (trong vùng có TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung), cơ hội việc làm của người dân tăng lên, thu nhập bình quân đầu người/tháng (TNBQĐN/tháng) dần được cải thiện, công tác giáo dục – đào tạo, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, các điều kiện sống khác được nâng cao… Tuy nhiên, vùng vẫn còn một số hạn chế: Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều cao, khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ giữa các cộng đồng dân cư chưa đồng bộ, MSDC ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nâng cao mức sống dân cư Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế phát triển Nguyên lí thống kê kinh tế Hình thái kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 313 0 0 -
38 trang 289 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 178 0 0 -
101 trang 171 0 0
-
BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THUẾ
112 trang 107 0 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 100 0 0 -
68 trang 97 0 0
-
Giáo trình môn học Kinh tế phát triển
44 trang 97 0 0 -
Đề tài hướng dẫn viết tiểu luận, khóa luận
4 trang 74 0 0 -
74 trang 69 0 0