Danh mục tài liệu

Đánh giá và phân tích kết quả khảo sát về mỹ quan các công trình cầu vượt thành phố Hà Nội sau một thời gian đưa vào khai thác

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết chủ yếu nêu lên hạ tầng giao thông của Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực với hàng loạt các công trình cầu vượt, các nút giao được hoàn thành, những tuyến đường lớn được thông xe, điều này đã phần nào giảm ùn tắc giao thông trong nội đô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá và phân tích kết quả khảo sát về mỹ quan các công trình cầu vượt thành phố Hà Nội sau một thời gian đưa vào khai thácBÀI BÁO KHOA HỌCĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ MỸ QUANCÁC CÔNG TRÌNH CẦU VƯỢT THÀNH PHỐ HÀ NỘISAU MỘT THỜI GIAN ĐƯA VÀO KHAI THÁCLương Minh Chính1Tóm tắt: Hạ tầng giao thông của Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi tích cựcvới hàng loạt các công trình cầu vượt, các nút giao được hoàn thành, những tuyến đường lớnđược thông xe, điều này đã phần nào giảm ùn tắc giao thông trong nội đô. Những cây cầu vượttrong nội thành Hà Nội được xây dựng để giải quyết một phần bài toán ùn tắc giao thông, nhưngbên cạnh đó cũng đặt ra một vấn đề rất lớn làm đau đầu rất nhiều nhà quy hoạch, thiết kế và cáccơ quan quản lý. Đó chính là vấn đề mỹ quan đô thị, những cây cầu vượt được xây dựng lên liệucó đảm bảo được mỹ quan đô thị Hà Nội? Cầu vượt không chỉ làm chức năng giao thông mà nócòn cần phải có kiến trúc cho phù hợp với bộ mặt kiến trúc đô thị, đặc biệt với các đô thị có tínhđặc thù cao như Hà Nội. Tuy là công trình giao thông giải quyết các xung đột về giao cắt nhưngcầu vượt cũng là một bộ phận cấu thành nên cảnh quan đô thị. Vì vậy, cầu vượt cần được xemnhư là công trình kiến trúc (Flaga K., Januszkiewicz K., Hrabiec A., Cichy Pazder, 2005).Từ khóa: Cầu vượt Hà Nội, quy hoạch, mỹ quan đô thị.1. MỞ ĐẦU1Từ đầu năm 2012, sau khi triển khai hàngloạt các giải pháp chống ùn tắc giao thông: đổigiờ làm, giờ học; phân làn phương tiện; cấm đỗxe trên 262 tuyến phố chính... nhưng tình hìnhùn tắc giao thông ở Thủ đô không có nhiều biếnchuyển, Hà Nội đã tiến hành xây dựng các côngtrình cầu vượt nhẹ lắp ghép bằng thép tại một sốngã tư để chống ùn tắc tại chỗ (hình 1).Hình 1. Cầu vượt Ngã tư Sở, là một cầu dâyvăng một mặt phẳng và là loại đầu tiên như vậyđược xây tại Hà Nội (2006). Có kết cấu trụ thấpvới kết cấu dầm bản Extradosed liên tục bê tôngdự ứng lực từng phần.1Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi.34Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đếnnăm 2030 tầm nhìn 2050 Thành phố Hà Nội sẽquy hoạch thêm 12 nút giao thông cầu vượt mới,ngoài 8 cầu vượt đã được đưa ra vào khai thác(hình 2).Hình 2. Cầu vượt tại nút giao Nguyễn Chí Thanh- Kim Mã, Cầu được xây dựng theo công nghệdầm thép lắp ghép lớn nhất Việt Nam và làcầu vượt bằng thép thứ 7 tại Hà Nội.Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cáccông trình cầu vượt về mặt mỹ quan và cảnhquan với môi trường xung quanh, nói đúng hơnlà với các công trình đô thị khác thì “một côngKHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 54 (9/2016)trình cầu vượt đẹp phải chú trọng đến mỹquan ngay từ quy hoạch cho đến thiết kế và thicông” (K. Śledziewski, 2016). Việc hiểu rõnhững điểm mạnh điểm yếu của các công trìnhxây dựng cầu vượt đã được xây dựng hiện nay ởHà Nội có thể giúp chúng ta phát huy được cácđiểm mạnh vốn đã có và khắc phục những mặtcòn yếu kém.Hình 3. Hình ảnh tắc trên đường Nguyễn Trãi,Hà Nội vào giờ cao điểm.Trong thực tế các công trình cầu vượt nội đôHà Nội còn hạn chế về sự hài hòa với cảnh quankiến trúc xung quanh, số lượng công trình cầuvượt chưa thể đáp ứng hết nhu cầu giao thônghiện nay. Tương lai sẽ có rất nhiều các nút giaokhác tại nhiều đô thị trong cả nước được thiết kếvà xây dựng. Nhưng những công trình cầu vượthiện nay mới chỉ được chú trọng với nhiệm vụgiải quyết ùn tắc giao thông và chưa được xemnhư một công trình kiến trúc dẫn đến kiến trúccầu vượt còn đơn điệu.Trong tổ chức không gian kiến trúc của đôthị, sự xuất hiện của những cây cầu vượt đã phávỡ phần nào tính ổn định, tương đối đồng nhấtvề kiến trúc trước đó của khu vực. Đặc biệt làthiếu những quy hoạch kết nối mang tính tổngthể và dài hạn để cầu vượt trong tương lai khôngchỉ là bộ phận làm đẹp cho cảnh quan đô thị màcòn là một công trình đầu mối kết nối được vớitất cả các hệ thống giao thông hiện đại của đôthị như đường bộ trên cao, đường sắt trên cao,hầm bộ hành, cầu bộ hành, bến xe buýt (DonaldJ. Flemming, 1995).2. CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG PHIẾUKHẢO SÁTĐể thu thập được phổ thông tin đủ rộng vàchi tiết về cách cảm nhận đối với các công trìnhcầu vượt của người sử dụng tác giả đã xây dựngmột phiếu khảo sát bao gồm 10 câu hỏi, liênquan đến rất nhiều góc độ của các công trìnhcầu vượt hiện nay.Trên cơ sở đó tác giả đã phối hợp với nhómsinh viên khóa 54GTC chuyên ngành cầu hầmcủa trường Đại học Thủy lợi đã tiến hành lấy ýkiến một cách khách quan về cảm nhận củangười dân xung quanh với các công trình cầuvượt, lựa chọn và thu thập các thông tin về độtuổi, trình độ học vấn, giới tính... để đánh giámỹ quan, cái đẹp và sự ảnh hưởng tới cảnh quanxung quanh của các công trình cầu vượt ở thànhphố Hà Nội, cũng như vai trò của các công trìnhhiện nay. Trên 500 phiếu khảo sát được phát đivà kết quả nhận được đã phần nào cho phépchúng ta nhận dạng được mức độ ảnh hưởng củacác công trình cầu vượt đối với môi trường xungquanh, các yếu tố nào là yếu ...