
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH ... HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung1 Tóm tắt: Ngành Du lịch của nước ta trong các năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, cụ thể: năm 2019 đón 18 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, kết quả này còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Giải pháp giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành Du lịch chính là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc đào tạo nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu nêu lên thực trạng nguồn nhân lực du lịch từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp công tác đào tạo đạt hiệu quả hơn, thích ứng với bối cảnh mới – hội nhập quốc tế. Từ khóa: đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhân lực du lịch, hội nhập quốc tế, du lịch. TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCES IN THE CONTEXT OF VIET NAM’S INTERNATIONAL INTEGRATION Abstract: Viet Nam’s tourism industry has made significant progress in recent years; in 2019, it welcomed 18 million international visitors. However, in general, development still needs to be commensurate with the country’s potential, and the results achieved are still low compared to other countries in the region and the world. One of the essential reasons for the above situation is that human resources in our tourism industry need to be more robust: they lack quantity and need to be stronger in quality. A vital solution to improve the tourism industry’s competitive advantage is the training and development of human resources. In the context of globalization and international integration, the training of human resources in tourism has become more urgent than ever. The study highlights the current human resources situation in tourism, thereby offering solutions to help training be more effective, especially adapting to the new context – international integration. Key words: tourism human resource training, tourism human resources, international integration, tourism.1 Đại học Tôn Đức Thắng, Email: nguyenthitrangnhung@tdtu.edu.vn.142 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC...1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng 4.0, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế,đã tác động và làm thay đổi cục diện của rất nhiều ngành kinh tế,trong đó có du lịch. Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp du lịch,tổ chức du lịch, ngành Du lịch. Trước thực trạng thiếu hụt nhânlực như hiện nay thì công tác đào tạo càng trở nên cấp thiết. Vìvậy, cần thực hiện song song hai mục tiêu: tăng nhanh về số lượngnhưng vẫn đảm bảo chất lương, thậm chí là nguồn nhân lực phảicó chất lượng cao. Việc thực hiện nghiên cứu “Đào tạo nguồn nhânlực trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam” có ý nghĩa đónggóp về mặt lý luận, thực tiễn, giúp giải quyết bài toán nguồn nhânlực, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành Du lịch ViệtNam trong môi trường luôn biến động, cạnh tranh gay gắt của hộinhập quốc tế.2. NỘI DUNG2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch2.1.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Du lịch đóng góp rất nhiều GDP có vai trò quan trọng trong ,cơ cấu kinh tế của cả nước. Vì vậy, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 08−NQ/TW về việc phát triển du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn. Hội nhập quốc tế trên phạm vi thếgiới, Việt Nam đã gia nhập UNWTO (1981), gia nhập WTO (2006).Phạm vi khu vực, Việt Nam gia nhập khối ASEAN (1995), đã kí thỏathuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN (2009), ký kếtHiệp đinh hợp tác du lịch ASEAN (2015), tham gia GMS (1992), gianhập PATA (1995). Phạm vi song phương, Việt Nam ký kết văn bảnhợp tác với rất nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới: TrungQuốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ… Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Lượt 7.917.072 10.012.735 12.922.151 15.497.791 18.008.591 3.686.779 − 3.661.222 12.599.145 Bỏ qua giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khủnghoảng kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2019 đến năm 2023), số lượngkhách quốc tế đến Việt Nam tăng đều qua các năm và càng về sauĐào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh... 143tốc độ tăng trưởng càng nhanh, đặc biệt năm 2019, Du lịch đón hơn18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2.510.800 lượt, tốc độ tăng trưởngđạt 16,2% so với năm 2018. Biểu đồ 1: Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm (đơn vị: lượt khách) Nguồn: Thống kê du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Tuy nhiên, so với khu vực và trên thế giới, các nỗ lực, kết quả đạtđược còn khá khiêm tốn. Năm 2019, thống kê số lượt khách quốc tế tạimột số quốc gia như sau: Pháp đạt 89,4 triệu lượt; Tây Ban Nha: 83,7triệu lượt; Mĩ: 79,3 triệu lượt; Trung Quốc: 65,7 triệu lượt; Thái Lan: 39,8triệu lượt. Nếu chỉ so với Thái Lan, quốc gia có nhiều điểm tương đồngvề điều kiện tự nhiên, kinh tế, tiềm năng phát triển du lịch với ViệtNam thì Thái Lan đã đón số lượt khách quốc tế hơn gấp đôi Việt Nam.Biểu đồ 2: Lượt khách quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Sử dụng nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch Hội nhập quốc tế Tổ chức du lịchTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 200 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 181 0 0 -
1032 trang 131 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 108 0 0 -
1074 trang 103 0 0
-
Kinh tế Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA: Thực trạng và giải pháp
8 trang 100 0 0 -
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 trang 99 0 0 -
89 trang 94 0 0
-
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam
4 trang 92 0 0 -
10 trang 84 0 0
-
289 trang 84 0 0
-
9 trang 66 0 0
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch
8 trang 58 0 0 -
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay
19 trang 57 0 0 -
Bài giảng Văn hóa du lịch - Chương 4: Văn hóa du lịch trong phát triển du lịch ở Việt Nam
25 trang 55 0 0 -
Vấn đề hướng nghiệp nhìn từ nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 trang 55 0 0 -
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 trang 54 0 0 -
Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
12 trang 51 0 0 -
10 trang 48 0 0