Đau bụng, viêm nhiễm không ăn yến sào.
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau bụng, viêm nhiễm không ăn yến sào.Đau bụng, viêm nhiễm không ăn yến sàoTheo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị.Tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn.Yến sào thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhượccơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm,da khô nóng, tim đập nhanh. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng vàmiễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, giúp da tăng tính đàn hồi, tươi nhuận và mịnmàng.Liều dùng 6 - 12g/ngày, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, nếu cơ thể suynhược thì có thể dùng hằng ngày, nếu chỉ bổ sung dinh dưỡng thì cách một ngàydùng một lần. Những người có tình trạng dương khí suy yếu với các triệu chứng người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, không nên dùng yến sào.Yến sào thường đươc sử dụng làm thuốc trong các trường hợp sau: Người suynhược cơ thể, người mới ốm dậy, người cao tuổi già yếu, có các triệu chứng như ănuống kém, mất ngủ, người không có sức, tiếng nói nhỏ yếu, nói không ra tiếng, đilại không vững vàng, đau lưng mỏi gối thì dùng yến sào 6 - 10g, nhân sâm 6 - 8g,đương quy 8 - 10g, câu kỷ tử 6 - 8g, hoài sơn 8 - 10g, hạt sen 10 - 12g, táo tàu 5quả. Tất cả cho vào thố đất để tiềm cho chín mềm. Chia 2 - 3 lần để uống trongngày.Người suy nhược, thiếu máu, hay ho khan, ngứa cổ, ăn ngủ kém, dễ bị cảm mạothời khí thì dùng yến sào 6 - 10g đã làm sạch, nấu cháo với gạo tẻ 50g, thịt bò(hoặc thịt gà) 100g để ăn vào lúc đói bụng. Có thể thêm hạt sen, táo tàu để nấu. Cóthể nấu yến sào với bồ câu (hoặc gà giò, gà ác, chim cút) bằng cách làm sạch bồcâu, hầm chín mềm rồi cho yến sào 6 - 10g vào cùng với gia vị nêm vừa ăn, để ănvào lúc đói bụng.Chè yến sào với hạt sen: Ngâm hạt sen 100g với nước ấm khoảng 2 giờ. Nấu hạtsen với 1 lít nước đến khi chín mềm thì cho yến sào 6 - 10g vào cùng lượng đườngvừa đủ để nấu chè. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng hoặc trước khi đi ngủ.Cần chú ý, những người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầybụng, ho nhiều đàm loãng, trong, thì không nên dùng yến sào. Những người đangbị bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễmđường tiết niệu... nói chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính, có sốt, thực nhiệt, đềukhông được dùng yến sào.Những người gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tỳ vị còn quá yếu, không thểhấp thụ các thực phẩm (hoặc dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chấtđạm (Đông y gọi là hư bất thụ bổ) thì không nên dùng yến sào. Những người cótình trạng dương khí suy yếu với các triệu chứng người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng,tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, không nên dùng yến sào.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Y học cổ truyền bài thuốc dân gian bài thuốc nam chữa bệnh dân gianTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 313 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 242 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 187 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 135 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 134 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng
3 trang 0 0 0 -
3 trang 1 0 0
-
giáo án vật lý 11 - định luật ôm đối với các loại mạch điện
5 trang 1 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2017 - 2018 môn Toán - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - Mã đề 601
6 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trang 1 0 0