Danh mục tài liệu

Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.41 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia - Thực trạng và giải pháp trình bày: Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Campuchia cũng nằm trong xu thế đó,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia - Thực trạng và giải pháp ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN VĂN THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Campuchia cũng nằm trong xu thế đó. Bài viết nhằm làm rõ sự cần thiết khách quan, thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của DNVN vào Campuchia. 1. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề mang tính toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện FDI là nhằm mở rộng thị trường, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của nước nhận đầu tư. Ngày nay, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và điều kiện của mỗi nước mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cân bằng và song hành với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Việt Nam đến nay, trải qua hơn 20 năm đổi mới đã và đang thành công trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Song dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và với tư cách một thành viên của WTO, nhiều doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đã mạnh dạn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Campuchia. Việt Nam và Campuchia vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Việt Nam và Campuchia có chung hàng ngàn ki lô mét đường biên giới, sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hoá cùng với sự tương đồng về việc lựa chọn mục tiêu, con đường xây dựng, phát triển đất nước, trở thành một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định, tiếp tục thiết lập và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Với bề dày truyền thống hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với Campuchia cũng đã được thiết lập từ lâu, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng về cơ bản vẫn phát triển và khá toàn diện. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài những lĩnh vực hợp tác truyền thống, các bên tập trung nhiều hơn đến hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp của Việt Nam với Campuchia. Ngay từ năm 1987, khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, các DNVN đã tìm kiếm cơ hội đầu tư sang Campuchia, nhất là một số doanh nghiệp tư nhân của những địa phương có chung đường biên giới với Campuchia. Các Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 126-135 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 127 doanh nghiệp này đã thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp theo thoả thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước [5, tr. 18]. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN vào Campuchia chưa tương xứng với mối quan hệ, tiềm năng, lợi thế của mỗi nước trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, khuyến khích các DNVN đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Campuchia hiện nay là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn [2, tr. 115]. 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA 2.1. Những kết quả đạt được Tính từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2010, Việt Nam có 63 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên gần 900 triệu USD, quy mô trung bình đạt 14,2 triệu USD/dự án. Trong đó, ngành công nghiệp có 40 dự án, ngành nông nghiệp có 15 dự án, ngành viễn thông có 7 dự án, ngành du lịch có 1 dự án. Campuchia hiện là một trong 3 quốc gia dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tổng số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các DNVN. Hiện tại, Việt Nam đã có 200 doanh nghiệp thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện, cửa hàng tại Campuchia [1, tr. 9]. Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư mạng di động trên 200 triệu USD. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát triển 4 lĩnh vực đầu tư vào dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm trên đất bạn. Việc BIDV thành lập ngân hàng tại Campuchia, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Campuchia (BIDC) vào tháng 9/2009 từ mua lại, đổi tên một ngân hàng tư nhân tại Phnompenh và tăng vốn điều lệ lên 70 triệu USD, sau 8 tháng hoạt động, tổng tài sản của BIDC đã đạt hơn 150 triệu USD; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia trên 30 triệu USD, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để phát triển kinh doanh tại thị trường nước bạn. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Hãng hàng không Combodia Angkor Air, trong đó Vietnam Airlines đóng góp 49% vốn, tương đương 100 triệu đôla Mỹ; và phía Campuchia đóng góp 51%. Thời hạn đầu tư là 30 năm. Hãng Cambodia Angkor Air khai trương dịch vụ bay từ 27/07/2010. Cùng lúc, Ngân hàng BIDV Việt Nam cũng đầu tư 100 triệu đôla vào lĩnh vực bảo hiểm ở Campuchia. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Công ty Kasimex CPC có dự án liên doanh khai thác bauxit với vốn giai đoạn 1 là 20 triệu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với hai dự án trồng 10.000 ha cao su, nhà máy chế biến gỗ 10.000m3 mỗi năm và một mỏ khai thác chế biến sắt với tổng vốn đầu tư 102,4 triệu USD; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã tài trợ 4 triệu USD xây dựng Học viện Bóng đá Campuchia khởi công vào ngày 15/4/2010 tại Phnôm Pênh… 128 NGUYỄN VĂN THẮNG Tập đoàn FPT thông qua Công ty FPT Telecom, đang đệ trình hồ sơ xin cấp phép đầu tư cho dự án đầu tư, phát triển, khai thác mạng viễn thông tại vương quốc Campuchia, với tổng vốn đầu tư từ 6 đến 10 triệu USD. Theo đó, FP ...

Tài liệu có liên quan: