Danh mục tài liệu

Đề cương môn Quốc phòng an ninh 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.21 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương môn Quốc phòng an ninh 2 giúp các bạn có thể nắm bắt những kiến thức trọng điểm về phòng, chống âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số nội dung về dân tộc, tôn giáo. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm con người; an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn Quốc phòng an ninh 2 Câu 2: Khái niệm, âm mưu, thủ đoạn chiến lược “ Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. 1) Khái niệm Diễn biến hoà bình là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trướchết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc vàcác thế lực phản động tiến hành. - Nội dung chính của chiến lược Diễn biến hoà bình là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chínhtrị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh..., để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nướcchủ nghĩa xã hội. 2) Âm mưu Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược Diễn biến hoà bình. + Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lượcDBHB đối với VN là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN. + Trong chiến lược DBHB, CN đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn và chiến lược phức tạp. Trong đó, có các thủ đoạn về: KT, chính trị, tư tưởng văn hóa, lĩnh vực dân tộc tôn giáo, qpan, đối ngoại,…. 3) Thủ đoạn: - Kinh tế: + Chuyển hoá KT thị trường định hướng XHCN ở VN theo KT thị trường tư bản chủ nghĩa. + Khích lệ KT tư nhân, làm mất vai trò chủ đạo của KT nhà nước. + Lợi dụng sự giúp đỡ, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ để gây sức ép về chính trị, chuyển hoáVN theo con đường tư bản chủ nghĩa. - Chính trị: + Kích động đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tự do hoá mọi mặt đờisống xã hội + Chúng tập hợp, nuôi dưỡng phần tử phản động, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dântộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. + Tận dụng sơ hở trong chính sách của Đảng => can thiệp bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độXHCN ở VN - Tư tưởng - văn hoá: +Thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ CN Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. + Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản. + Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế làm phai mờ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. - Lĩnh vực tôn giáo - dân tộc: + Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sửđể lại, trình độ dân trí thấp để kích động tư tưởng đòi ly khai, tự quyết dân tộc. + Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiệnâm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội. - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: - Lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. - Kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trog QPAN và đối với lực lượng vũ trang. - Đối với quân đội và công an, chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng làm cho các lực lượngnày xa rời mục tiêu chiến đấu. - Đối ngoại: + Lợi dụng hội nhập quốc tế để hướng VN đi theo chủ nghĩa tư bản. + Hạn chế mở rộng quan hệ hợp tác của VN đối với các nước lớn trên thế giới. + Coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xãhội chủ nghĩa.Câu 3: Những giải pháp chính trong phòng, chống chiến lược “ Diễn biến hoà bình” bạo loạnlật đổ của các lực lượng thù địch đối với cách mạng Việt Nam hiện nay 1) Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. 2) Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. 3) Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh mọi mặt. 4) Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân. 5) Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh. 6) Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của địch. 7) Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ diễn biến hòa bình : - Học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là một đối tượng mà các thếlực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối sống và phai nhạt niềm tin, lýtưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dântốt, cống hiến cho đất nước, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện vàgóp phần đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược Diễnbiến hoà bình, bạo loạn lật đổ, hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Câu 4: Đặc điểm các dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tahiện nay 1) Đặc điểm : Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống. Các dân tộc ở Việt Nam có đặc trưng sau : - Có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. - Các dân tộc thiểu số ở VN cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo. - Có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều. - Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam. 2) Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nướcCông tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng,Nhà nước ta tập trung: - Các dân tộc trong đại gia đình VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau; cùng thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. - Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,vùng căn cứ cách mạng. - Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp l ...

Tài liệu có liên quan: