Danh mục tài liệu

Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 28

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.21 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 28 để đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 28 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ ÔN THI SỐ 28I. ĐỌC - HIỂU (3đ) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Người ta gọi ông là “Hiệp khùng”. Ông có một chuỗi phòng trọ ở cổng việnNhi TW - và chỉ thu 15.000 đồng/người/ngày. Nhà trọ của ông Hiệp dành chonhững gia đình bệnh nhi khó khăn, những đồng bào dân tộc hay người từ quê lênphải điều trị dài ngày. Nếu có ai khó khăn quá, ông sẽ miễn luôn cả tiền trọ, rồi tựđi chạy vạy quyên góp để giúp đỡ các cháu điều trị. Mà ông Hiệp vẫn tự hào, rằngdù chỉ thu 15.000 đồng, nhưng nhà trọ của ông không thiếu thứ gì, có quạt điện, wifi,nước lạnh, bếp đun... người ở chỉ còn phải mua mỗi xà phòng. (2) ...Có một điểm đặc biệt ở ông Hiệp: người chủ nhà trọ thừa nhận rằng mìnhđang kinh doanh. Còn chỉnh những người ở trọ nghèo khó cũng nói về ông như mộtnhà từ thiện. Nhưng không, ông có một bài toán kinh doanh rất rạch ròi. (3) Ông vừa dùng nhà mình, vừa đi thuê nhà khác làm phòng trọ, mướn ngườilàm, một tháng hết 80 triệu. Nhưng ông tính, nếu lúc nào phòng cũng kín, thì mộttháng ông thu về hơn 80 triệu một chút...Dư ra một chút để ông Hiệp tự sống trongcăn phòng 6 mét vuông ông dành lại cho bản thân...Đó là một bài toán kinh doanhrất thực tế. Nó chỉ khác những bài toán kinh doanh phổ biến khác, ở một điểm, làchủ doanh nghiệp không đặt lợi nhuận lên trước. Ông đặt lợi ích của “kháchhàng” - tức là những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn - lên đầu. Ông gần nhưkhông lấy lãi. (4) Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm chênh vênh giữa ranh giới của một cuộc kinhdoanh và một sự giúp đỡ. Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm giữa đường biên của mộtthương nhân lão luyện và một nhà hoạt động xã hội. (5) Tôi không nói với ông, nhưng cái ông đang làm, là một mô hình doanh nghiệpxã hội mẫu mực. Đó là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển, nhưngvẫn còn rất hiếm ở nước ta: những cuộc từ thiện thường chỉ trông vào nguồn tàitrợ mà không thể tự nuôi sống được mình lâu dài; còn những cuộc kinh doanh,thì hay rơi vào cảnh cực đoan chạy theo lợi nhuận. (6) Trong sự nghiệp của mình, chúng ta sẽ rất nhiều lần gặp một “điểm cân bằng” như 15 nghìn đồng của ông Hiệp. Đó là lúc ta sẽ lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân, và việc san sẻ lợi ích với cộng đồng. Đức Hoàng (vnexpress.net 03/05/2017)Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy giải thích thế nào là “doanh nghiệp xã hội”?Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao nhân vật chính được nói đến trong đoạn văn bản lạicó biệt danh là “Hiệp khùng”?Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn đưa ra khi nói tới số tiền mười lăm nghìn đồngtrong đoạn văn (4) là gì?II. LÀM VĂNCâu 1 (2,0 điểm):Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về việc“lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân và san sẻ lợi ích với cộng đồng”.Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương) và “Thương vợ” (Tú Xương) (SGK Ngữ văn 11, tập Một). Vẻ đẹp xưa của người phụ nữ đã được tiếp nối ở nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” như thế nào? GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận. Câu 2 (0,5 điểm): Học sinh căn cứ vào nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân để đưa ra định nghĩa phù hợp. Gợi ý: Doanh nghiệp xã hội là mô hình kinh doanh không đặt lợi nhuận lên trước mà đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Câu 3 (1,0 điểm): Học sinh cần đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để giải thích một cách hợp lí, chặt chẽ. Gợi ý: Ông có nhiều suy nghĩ, hành động khác thường, không giống với số đông như: cho thuê phòng với mức giá quá rẻ, không chạy theo lợi nhuận như nhiều người khác; chỉ sống trong một phòng 6 mét vuông trong khi có rất nhiều phòng để cho thuê; miễn tiền trọ cho nhiều người nghèo...Câu 4 (1,0 điểm):Học sinh có thể đưa ra thông điệp theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí,thuyết phục. Gợi ý:- Những điều nhỏ bé, giản dị đôi khi lại có ý nghĩa rất lớn lao, có thể giúp đỡ chonhiều người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốn cùng nhất.- Ranh giới giữa tốt và xấu, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng có lúc rất mongmanh, mỗi người đều cần có ý thức về ranh giới đó.- Mỗi người cần có những hành động thiết thực để giúp đỡ cộng đồng dù là nhỏbé. Nhiều hành động, nhiều người cùng chung tay sẽ mang lại những lợi ích vô cùnglớn lao.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2đ)1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm):Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):Vấn đề lựa chọn cách sống phù hợp cho bản thân3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theonhiều cách nhưng cầnlàm rõ được suy nghĩ về việc lựa chọn cách sống vì cá nhân hayvì cộng đồng. Có thể theo hướng sau:- Đảm bảo lợi ích của bản thân có ý nghĩa quan trọng để mỗi cá nhân có cuộc sốngtốt đẹp, có điều kiệnphát triển. Mỗi cá nhân cần quan tâm, cần rèn giũa trước hếtchính là bản thân mình.- San sẻ lợi ích với cộng đồng là ý thức, là trách nhiệm của mọi người, bởi vì khôngai tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ. Cộng đồng phát triển sẽ tạo điều kiện cho cá nhânphát triển, (dẫn chứng từ các hoạt động từ thiện, hoạt động ủng hộ, quyên góp giúp đỡcộng đồng...)- Cần có sự cân bằng, hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng tuỳ vào điềukiện, hoàn cảnh cụ thể.- Liên hệ thực tế, rút ra bài học chân thành, thiết thực cho bản thân: là một người trẻtuổi đã rèn luyện cá nhân như thế nào; đã ...