Danh mục tài liệu

Đề tài: CHARLES SANDERS PEIRCE (1839 – 1914) NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.41 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và tự nhiên học. Nhưng trên hết, ông còn được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Charles S.Peirce sinh ra và lớn lên ở bang Massachusetts (Mỹ), trong một gia đình trí thức mà cha là một nhà toán học có tên tuổi ở Đại học Harvard. Năm 1885, ông vào học tại Đại học Harvard và năm 1858 tốt nghiệp trường này. Từ năm 1861, ông làm công việc quan trắc bờ biển Mỹ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài:" CHARLES SANDERS PEIRCE (1839 – 1914) NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ " Nghiên cứu triết họcĐề tài: CHARLES SANDERS PEIRCE(1839 – 1914) NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ CHARLES SANDERS PEIRCE (1839 – 1914) NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦNGHĨA THỰC DỤNG MỸNGUYỄN VĂN HÙNG (*) Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và tự nhiên học. Nhưng trên hết, ông còn được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Charles S.Peirce sinh ra và lớn lên ở bang Massachusetts (Mỹ), trong một gia đình trí thức mà cha là một nhà toán học có tên tuổi ở Đại học Harvard. Năm 1885, ông vào học tại Đại học Harvard và năm 1858 tốt nghiệp trường này. Từ năm 1861, ông làm công việc quan trắc bờ biển Mỹ. Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm công tác giảng dạy về lôgíc học, về lịch sử khoa học tại Đại học Harvard (1864 – 1865, 1869 – 1871) và Đại học Hốpkin (1879 – 1884). Từ năm 1877, ông trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Mỹ.Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm vật lộn với công việc nghiên cứukhoa học và giảng dạy, Charles S. Peirce đã có được nhiều thành tựu xuất sắckhông chỉ trên lĩnh vực triết học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnhvực khoa học tự nhiên, như toán học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịchsử khoa học. Ông còn có những cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lýhọc, thần giao cách cảm, tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả vềHoàng đế Napoleon. Để có được những cống hiến này, ông đã học tiếngLatinh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ. Mặc dù có nhiều cống hiếnnhư vậy, nhưng khi còn sống, tài năng trên nhiều lĩnh vực của ông lại chưađược giới học thuật thừa nhận. Mọi cố gắng và nỗ lực nghiên cứu khoa họcmà ông bỏ ra cũng chỉ giúp ông xuất bản được một tác phẩm khi còn sống –Về vật lý học vũ trụ. Ngay cả yêu cầu chính đáng của ông là được giảng dạychính thức tại các trường đại học cũng không được chấp nhận. Khó khăntrong tìm kiếm việc làm để đáp ứng nhu cầu sống, dù là tối thiểu, đã khôngthể ngăn cản nổi việc ông say sưa với sáng tạo lý luận. 27 năm cuối đời sốngtrong cảnh thiếu thốn ở một thành phố nhỏ bé – Milford thuộc bangPennsylvania, ông vẫn viết mỗi ngày khoảng 2000 từ. Những người lánggiềng sống cạnh ông xem ông như một con người kỳ quặc, khác thường vàgọi ông là “Giáo sư Peirce”, mặc dù chưa bao giờ ông là giáo sư. Ông mấtnăm 1914 trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thư.Sau khi Charles S. Peirce qua đời, đầu những năm 20 của thế kỷ XX, di sản lýluận của ông, bao gồm các bản thảo và bản nháp viết tay, mới lần lượt đượcxuất bản. Năm 1923, Tuyển tập triết học của ông được xuất bản. Tập thứ nhấtcủa tuyển tập này có tên gọi Cơ hội, tình yêu và lôgíc. Từ năm 1931 đến năm1935, Đại học Harvard cho xuất bản Tập luận văn của Peirce gồm 6 tập vàvào năm 1858, cho xuất bản tiếp tập 7 và 8.Ngay sau khi được xuất bản, các công trình của Charles S.Peirce đã thu hút sựquan tâm của đông đảo người đọc trong giới học thuật Mỹ. Nhờ những côngtrình này, uy tín của ông ở Mỹ ngày càng tăng và bản thân ông cũng đã đượctôn vinh là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Những luận giải, phântích của ông về lôgíc quan hệ, ký hiệu học, về chân lý và ý nghĩa đã được cácnhà chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, triết học phân tích, ngữ nghĩa học, nhữngngười theo chủ nghĩa thực tại và thậm chí, cả những nhà hiện tượng học, đềcao và coi ông là người đi tiên phong trong lĩnh vực của mình. Những thànhtựu về khoa học tự nhiên của ông cũng được giới khoa học tán đồng. Sự côngnhận đó của giới học thuật Mỹ đã làm cho Charles S.Peirce trở thành mộttrong những người nổi tiếng nhất của giới học thuật Mỹ, thậm chí có ngườicòn gọi ông là nhà triết học lớn nhất, độc đáo nhất của nước Mỹ. WilliamJames đã coi ông là nhà tư tưởng Mỹ độc đáo của thời đại và cùng với nhữngngười đương thời, nhiều tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn ông, như Emerson, Royce,Dewey, Santayana,… đã mang lại vinh quang cho nước Mỹ trên lĩnh vực tưtưởng, lý luận. Một số người, khi so sánh ông với G.V Leibniz, đã đặt ôngngang hàng với G.V Leibniz, bởi theo họ, trong di sản lý luận của cả hai ôngđều có “tính toàn năng” nhưng lại ít có “tính hệ thống” trong tiếp cận khoahọc, mặc dù luôn có “sự phong phú của tư duy đang thai nghén”(1). Nhà triếthọc Anh – B.Russell đã ví Charles S. Peirce như “hòn núi lửa đang phun ranhững khối lửa mà ở đó, lẫn lộn cả vàng ròng”(2).Charles S. Peirce là nhà tư tưởng lớn trên nhiều lĩnh vực, song trong tư tưởngcủa ông cũng chưa đựng nhiều mâu thuẫn. Điều này đã gây nên những cuộctranh luận sôi nổi trong giới học thuật ...

Tài liệu có liên quan: