Danh mục tài liệu

Đề tài: CHÚ GIẢI HỌC TRUNG QUỐC VÀ TRUNG QUỐC HOÁ CHÚ GIẢI HỌC

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.46 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chú giải học Trung Quốc và Trung Quốc hoá chú giải học là những vấn đề lý luận hiện đang được giới nghiên cứu triết học Trung Quốc quan tâm. Để bày tỏ quan điểm của mình, tác giả bài viết đã phân tích một số vấn đề đặt ra xoay quanh chú giải học Trung Quốc và Trung Quốc hoá chú giải học, phân tích đề án nghiên cứu Trung Quốc hoá chú giải học và những tâm lý văn hoá sau đề án đó. Đặc biệt, tác giả đã luận giải về tính khả thi của việc sáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " CHÚ GIẢI HỌC TRUNG QUỐC VÀ TRUNG QUỐC HOÁ CHÚ GIẢI HỌC " Nghiên cứu triết học Đề tài: CHÚ GIẢI HỌC TRUNGQUỐC VÀ TRUNG QUỐC HOÁ CHÚ GIẢI HỌC CHÚ GIẢI HỌC TRUNG QUỐC VÀ TRUNG QUỐC HOÁ CHÚ GIẢIHỌC(*)GIẢ HỒNG LIÊNChú giải học Trung Quốc và Trung Quốc hoá chú giải học là nhữngvấn đề lý luận hiện đang được giới nghiên cứu triết học Trung Quốcquan tâm. Để bày tỏ quan điểm của mình, tác giả bài viết đã phântích một số vấn đề đặt ra xoay quanh chú giải học Trung Quốc v àTrung Quốc hoá chú giải học, phân tích đề án nghiên cứu TrungQuốc hoá chú giải học và những tâm lý văn hoá sau đề án đó. Đặcbiệt, tác giả đã luận giải về tính khả thi của việc sáng tạo “chú giảihọc Trung Quốc”, trong đó khẳng định việc sáng tạo “chú giải họcTrung Quốc” là cần thiết, nhưng nếu coi “kinh học” là chú giải họcTrung Quốc hay hình thái nguyên sơ của nó lại là không hiện thực,khiên cưỡng và gò ép.Thuật ngữ “chú giải học” được giới triết học Trung Quốc sử dụng từthập niên 80 của thế kỷ XX. Kể từ đó, hứng thú của những ngườinghiên cứu về khái niệm này luôn tăng lên chứ không hề giảmxuống. Dù vậy, khi “chú giải học Trung Quốc” trở thành khái niệmđối ứng với “chú giải học phương Tây” xuất hiện trong giới văn hoátruyền thống Trung Quốc, thì nó vẫn được coi là một “sự kiện”. Cáigọi là “Trung Quốc hoá chú giải học” bao gồm việc giải thích,nghiên cứu, thảo luận, tranh luận về chú giải học hoặc là việc vậndụng, phát triển thành tựu của chú giải học ở lãnh thổ Trung Quốccũng như vấn đề triển vọng của nó trong tương lai… Đây cũng cóthể được gọi là định nghĩa rộng của khái niệm “chú giải học TrungQuốc”. Vậy, chúng ta nên nhận thức, suy luận và đánh giá như thếnào về mối quan hệ giữa nghiên cứu và phát triển của chú giải họctruyền thống Trung Quốc với nghĩa rộng của khái niệm “chú giảihọc Trung Quốc”?.1. Vấn đề đặt raChúng ta đều biết, trong khoảng 30 năm, kể từ khi nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa ra đời, về mặt tổng thể, văn hoá truyền thốngTrung Quốc thuộc dạng bị phê phán nặng nề. Mặc dù được khẳngđịnh, song mối quan hệ nội tại của bản thân nền văn hoá truyềnthống Trung Quốc cũng không sâu sắc. Kể từ thập niên 80 của thếkỷ XX, tình hình có sự chuyển biến căn bản, nhưng việc nghiên cứunền văn hoá truyền thống Trung Quốc cũng chỉ mới giới hạn ở chínhdanh học thuật và luận chứng sự tồn tại của nó.Cho đến đầu thập niên 90, chủ đề luận bàn về vấn đề mối quan hệgiữa “truyền thống và hiện thực” trở thành điểm nóng lý luận, vấn đềtruyền thống mới thực sự bước vào giai đoạn thảo luận ở mức độ sâuhơn, cùng với sự xuất hiện vấn đề nắm vững phương pháp luậntruyền thống. Trong đó, một động hướng đáng được quan tâm là,một số nhà nghiên cứu đã thử vận dụng thành quả mới của chú giảihọc hiện đại (chú giải học phương Tây) để tiến hành giải thích vàsáng tạo văn hoá truyền thống. Họ dựa vào nguyên lý cơ bản của chúgiải học phương Tây để phân tích đặc trưng điển tịch (sách cổ) vănhoá Hán ngữ, đề ra tiêu chuẩn lựa chọn cách giải thích khách quanvà có hiệu quả đối với điều đó. Đồng thời, đưa ra những kiến giảiđộc đáo của mình để giải thích những vấn đề phức tạp đang đượctranh luận, như chú giải học tuần hoàn và khoảng cách thời gian giữađộc giả và tác giả, sự thay đổi của môi trường văn hoá bởi khoảngcách thời gian đối với ảnh hưởng có lợi và bất lợi của việc giải thích.Từ đó, chỉ ra tính phiến diện trong cách biểu đạt của những ngườinhư Gadamer về cái gọi là khoảng cách thời gian đối với điều khôngthể hoặc thiếu sự giải thích có hiệu quả. Có thể nói, những kiến giảinày có tính gợi mở, ý nghĩa của nó là khi thử vận dụng phương phápgiải thích hiện đại để trình bày và giải thích sách văn hoá cổ, đã chúý tới vấn đề chú giải học mà cho đến nay vẫn chưa khắc phục đượckhuynh hướng chủ nghĩa tương đối trong nghiên cứu văn học đã chỉra rằng, việc phủ định tính khách quan của sự giải thích và tính tấtyếu của sự giải thích khách quan một cách đơn giản là sai lầm. Nhấnmạnh sự thay đổi của môi trường văn hoá ảnh hưởng tới sự giảithích và lý giải văn hoá sách cổ chính là bảo đảm tính khách quancủa sự giải thích. Thế nhưng, cách thảo luận này cũng không đượcđào sâu hơn nữa. Vì thế, có một số quan niệm đã được đưa ra hoặcđược nhận thức, nhưng vấn đề quan trọng đã bị gác lại khi nó cònchưa được triển khai, đó chính là vấn đề mối quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại của văn hoá sách cổ và những hạn chế cuộc sốngmà tôi gọi là “vấn đề thói quen của cuộc sống”. Mặc dù chúng tanhận thức được truyền thống tồn tại thống nhất biện chứng trong banhân tố: thời gian đã qua của lịch sử, hiện thực và tương lai; hiểurằng, nó không chỉ tồn tại trong văn hoá sách cổ, mà quan trọng hơn,còn “sống” trong trái tim của những người đóng vai trò chủ thể vàphát huy vai trò đó trong thực tiễn cuộc sống hiện thực. Vậy, làm thếnào để phân định được mối quan hệ giữa truyền thống với cuộc sốnghiện thực và con người hiện thực, tôi gọi đó là “vấn đề mang tínhphê phán ...

Tài liệu có liên quan: