Trong lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước cho đến nay đã có rất nhiều cuộc cải cách, đổi mới nhằm hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và các chính sách cai trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài lịch sử "Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly" LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử việt nam từ khi dựng nước cho đến nay đã có rất nhiều cuộc cảicách, đổi mới nhằn hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và các chính sách cai trị. Đặc biệtlà từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, qua năm thế kỷ phát triển từ các phương thức sảnxuất tiền phong kiến sang phong kiến không phải trải qua một cuộc cách mạng vũ trangnào, nhưng lại qua các cuộc cải cách, đổi mới có hiệu quả. Mà đặc biệt là hai cuộc cảicách (của họ Khúc và nhà Hồ) và hai cuộc đổi mới (từ Tiền Lê sang Lý, từ Lý sangTrần). Cả bốn đều nhằm giải quyết những khủng hoảng xã hội, cũng cố lại bộ máy nhànước, đẩy mạnh tiến bộ xã hội. Nhưng nếu hai cuộc đổi mới (từ Tiền Lê sang Lý, từLý sang Trần) đã thành công mỹ mãn, cuộc cải cách của họ khúc cũng đã dành đượcnhững thắng lợi cơ bản, tạo ra được bước phát triển tích cực của xã hội phong kiếnViệt Nam, thì cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã thànhcông một cách hạn chế mà cái hạn chế lớn nhất lại là sự phá hoại của giặc ngoại xâm.Nó để lại một bài học sâu sắc cho hiện tại. Công cuộc đổi mới, cải cách của chúng ta hiện nay đã kế thừa truyền thống củacha ông, rút ra những kinh nghiệm từ lịch sử dân tộc và thế giới, phát huy đến cao độtinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, nắm vững quyền dân tộc tự quyết để không ngùngdành thắng lợi. Với sự phân công của giáo viên bộ môn, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài“Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly”. Nhóm chúng em hy vọng qua bài tiểu luận này chúngem có thể nắm rõ hơn về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. 1Phần I: TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC CẢI CÁCH 1. Sự khủng hoảng của triều đình nhà trần + giai đoạn đầu nhà Trần, thể chế chính trị vững chắc là nhờ “vua tôi đồnglòng, anh em hòa mục”. Vua anh minh, cần mẫn, tôi tận tụy, liêm trung. Chính lệnh “lúcthường thì khoan sức cho dân’. Điều này đã tạo cho nhà Trần một sự hưng thịnh vào giaiđoạn đầu. + Từ khi trần dụ tông lên ngôi: Đối với vua thì ăn chơi vô độ khiến triều đình bạc nhược.Vua Dụ Tông sai đàohồ lớn ở vườn ngự, chất đá làm núi, bắt đào kênh thông với sông lớn để lấy nước vàolàm chổ vui chơi,… Trộm cướp không trừa ai, cướp bóc cả vua (ví dụ: năm 1366,vuaDụ Tông ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thúy úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đếncanh ba mới về. Khi tới sông Chữ Gia, bị cướp mất ấn báu). Điều này đã làm xuất hiện hàng loạt tên nịnh thần và việc triều chính bị lũngđoạn đã gây ra những biến cố lớn như: Chúa Chiêm là Chế Bồng Nga đem dâng lên vua10 mâm vàng. Tử Bình ỉm đi, cướp làm của mình, nói dối là Bồng Nga ngạo mạn vô lễ,nên đem quân đánh. Vua giận lắm. Quyết ý thân chinh. Phải chăng đây cũng là mộtnguyên nhân khiến quan hệ Việt - Chiêm càng xấu đi trong giai đoạn cuối Trần. Đồngthời trong triều không có vua càng tạo cơ hội cho bọn nịnh thần lộng hành. Trước hoàn cảnh ấy những những hiền thần đã nhiều lần dâng sớ để khuyên vuacó những sự điều chỉnh mà vua không chịu nghe như Chu Văn An khuyên Dụ Tôngkhông nghe bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần…Sớ dâng lên nhưng không dược trảlời nên ông đã trả ấn từ quan về quê. Còn Trần Nguyên Đán thì lui về Côn Sơn trí sĩ đểtránh mối họa sau này. Khủng hoảng cung trình cũng đã xẩy ra nghiêm trọng đến hai lần: Lần thứ nhất là khi Hiến từ Hoàng Thái Hậu đưa Dương Nhật Lễ, con củangười làm trò (tên là Dương Khương) lên ngôi. Nhật Lễ tiếm vị, rượu chè dâm dật,hàng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ dương. Nhà trần mấtngôi hơn một năm (từ tháng 6 – 1369 đến tháng 10 – 1370). Đến tháng 10 – 1370, cuộchội quân của hoàng gia có Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán, Cung tuyên Vương Kính cùngcông chúa Ngọc Tha…tham gia, đã từ Đại Lại Thanh Hóa kéo về Thăng Long dành lạingôi vua. Lần thứ hai là sau khi Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành bị tử trận, Đế Hiện lênthay rồi bị phế (Phế Đế). Thuận Tông lên ngôi rồi bị giết. Thiếu Đế lên thay được hainăm, nhà Trần bị diệt. Ngôi vua về tay Hồ Quý Ly. + Sự khủng hoảng kinh tế, văn hóa – xã hội Cuối nhà Trần bộc lộ những mâu thuẫn: 2 Mâu thuẫn giữa yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất đã được nhà nước Trần thừanhận từ đầu thế kỷ XIII (khi nhà Trần cho phép bán ruộng công thành ruộng tư) với chếđộ công hữu về đất đai vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt. Điều này được thể hiện rõ ởviệc bãi lệ “Sa châu tiệt cước” vào năm 1379. Mâu thuẫn giữa sự chiếm hữu lớn về đất đai và sức lao động nô lệ gia đình(gia nô, nô tì của phong kiến) với sở hữu vừa và nhỏ của địa chủ bình dân và địa chủquan liêu mới phát triển. Chính điều này đã dẫn đến đòi hỏi là sức lao động cần đượcgiải phóng để tạo ra những người lao động tự do. Nhưng hoàn cảnh cuối thời Trần đãkhông đáp ứng được điều này. Bao trùm nhất là mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã phát triển đếnchừ ...
Đề tài lịch sử Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Số trang: 14
Loại file: doc
Dung lượng: 117.50 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 279 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 216 0 0 -
3 trang 162 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 140 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
14 trang 127 0 0
-
3 trang 120 0 0
-
3 trang 118 0 0