Danh mục tài liệu

ĐỀ TÀI NHÓM 5 Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - thành thị

Số trang: 27      Loại file: docx      Dung lượng: 63.70 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Dòng di cư tới các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI NHÓM 5 Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - thành thị ĐỀ TÀI NHÓM 5 Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - thành thị 1 MỤC LỤC I.SƠ LƯỢC VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – THÀNH THỊ 3 II. TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI KHU VỰC NÔNG THÔN: 3 2.1. Tác động của di cư đến hộ gia đình và cộng đồng 4 2.1.1 Tác động của di cư đến hộ gia đình: 4 2.1.1.1 Tác động đến người ở lại là vợ hoặc chồng –đánh giá sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình và tiềm năng thay đổi vai trò giới 5 2.1.1.2 Tác động đối với người già ở lại nơi 6 2.1.2. Tác động đến cộng đồng: 7 2.2 Tiền gửi về nhà của người di cư trong nước 9 2.2.1 Đặc thù của dòng tiền gửi: 10 2.2.2 Vai trò của tiền gửi: 13 III. Tác động của di dân tới thành phố ( nơi đến) 14 3.1 Vấn đề việc làm: 16 3.2 Gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: 17 3.3 Vấn đề nhà ở 17 3.4 Vấn đề về môi trường 19 3.5 Mất trật tự công cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền. 20 3.6 Các mạng lưới xã hội nông thôn – đô thị và sự kỳ thị xã hội 21 3.6.1 Mạng lưới xã hội 21 3.6.2 Sự kì thị xã hội 22 3.7 Đánh giá tác động của di cư 23 IV. Kết luận: 24 I. SƠ LƯỢC VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – THÀNH THỊ 2 Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư t ừ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Dòng di cư tới các khu đô thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 1994-1999. Gần đây di cư đã góp phần phát triển các thành phố địa phương như Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau t ại khu vực Đồng bằng sông Mê kông và góp phần phát triển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương và Đồng Nai. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động từ các t ỉnh thành khác tới t ìm việc làm tạo sức ép rất lớn về dân số, ảnh hưởng đến cuộc sống và các điều kiện sinh hoạt ở thành phố, gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu và phòng chống các tệ nạn xã hội ….vai trò tích cực của di dân là không thể phủ nhận. Nông thôn nước ta không đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng dân số và lao động khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển. Thông qua khối lượng hàng tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Lao động ngoại tỉnh không thể coi là mối đe dọa thất nghiệp của người dân thành phố. Trái lại, họ đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong thị trường dịch vụ đa dạng ở đô thị, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của các trung tâm đô thị và công nghiệp. Sự chuyển dịch lao động thông qua di cư là một tiềm năng quan trọng góp phần làm giảm sức ép lao động việc làm ở nông thôn, tạo nguồn thu nhập, góp phần ổn định xã hội. II. TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI KHU VỰC NÔNG THÔN: Di cư là một chiến lược sống của các hộ gia đình để đố i phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phố i lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế của gia đình. Tác động của những nguồn tiền hàng này thường không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi gia đình. Nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy tiền người di cư gửi về không chỉ giúp gia đình của họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng.Tìm hiểu phản ứng của các hộ gia đình đố i với cơ hộ i di cư và những lợi ích của việc di cư ra thành phố đối với các hộ 3 gia đình và cộng đồng. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển có thể được nhìn nhận thông qua đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi gia đình của người di cư và sự phát triển cộng đồng nói chung. Tìm hiểu ảnh hưởng phi kinh tế của di cư, ví dụ như tác động về mặt tâm lý hay xã hộ i đối với những người khác trong gia đình ở quê nhà. Chẳng hạn như việc các lao động chính và còn trẻ đi di cư có thể tạo ra gánh nặng về công việc nhà cho người già và trẻ em. Di cư của nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc đố i với người già và trẻ em vốn là trách nhiệm chính của phụ nữ trong gia đình. Phần lớn các tác động tích cực và tiêu cực của di cư tới những người ở lạ i và cộng đồng quê nhà vẫn chưa được biết đến đầy đủ và thông qua bài này nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về các tác động đó của di cư đối với cộng đồng n ...