
Đề tài Sử dụng nguồn lao động ở nông thôn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài "Sử dụng nguồn lao động ở nông thôn" LUẬN VĂNĐề tài Sử dụng nguồn lao động ở nông thôn LỜI NÓI ĐẦU Trước xu thế phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, của toàn cầuhoá, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trởnên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tốnăng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trítrung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xãhội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định. Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiệnđang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào,đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quátrình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước. Nhưng đây cũng làthách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thấtnghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìmhảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài Sử dụng nguồnlao động ở nông thôn để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyếtviệc làm ở nông thôn nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vĩnh Giang đã giúp đỡ em hoànthành đề tài này. Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề còn hạn chế nên em hyvọng thầy có thể cho em ý kiến để lần sau để em có thể hoàn thiện đề tài hơn và cóthể áp dụng nó vào giải quyết việc làm ở nông thôn quê hương em một cách tốthơn. Em xin chân thành cảm ơn. 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNGNGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM. 1. Các khái niệm cơ bản: a) Khái niệm chung về lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tựnhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sảnxuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo rasản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu chotồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội.Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực củaquá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao độngsáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năngthiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khảnăng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nềnkinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động ( theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55). Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và nhữngngười thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm b) Khái niệm nguồn lao động ở nông thôn. - Khái niệm về nguồn lao động nông thôn. 2 Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nôngthôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữtừ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động. Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thônbao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việclàm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lựclượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi laođộng mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất vớinhững công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn màta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trongviệc giải quyết việc làm ở nông thôn. - Khái niệm về việc làm. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung người lao động được coi làcó việc làm và được xã hội thừa nhận là ngưới làm việc trong thành phần kinh tếquốc doanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó nhànước bố trí việc làm cho người lao động. Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản. Theo điều 13 chương 3Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 đã banhành: Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đượcthừa nhận là việc làm. Với quan niệm về việc làm như trên sẽ làm cho nội dungcủa việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng laođộng, giải quyết việc làm cho nhiều người. Điều này được thể hiện trên hai góc độ: +Thị trường việc làm được mở rộng bao gồm tất cả các thành phần kinh tế,các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng không hạn chế về mặt khônggian (trong nước, ngoài nước....). 3 + Người lao động được tự do hành nghề được tự do liên doanh, liên kết tựdo thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạoviệc làm cho mình và thu hút thêm lao động. Để hiểu thêm về khái niệm việc làmta cần hiểu thêm hai khái niệm sau: Thứ nhất: việc làm đầy đủ : theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sửdụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà xuất bản sự thật),thì việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng laođộng trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khái niệm lao động nông thôn việt nam nguồn lao động vai trò nguồn lao động thị trường lao động nhân tố ảnh hưởng lao độngTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 577 0 0 -
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 568 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 390 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
5 trang 379 0 0 -
44 trang 304 0 0
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 238 0 0 -
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 trang 172 0 0 -
26 trang 168 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông (chủ biên)
132 trang 167 1 0 -
19 trang 138 0 0
-
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 120 0 0 -
56 trang 112 0 0
-
52 trang 110 0 0
-
40 trang 100 0 0
-
11 trang 95 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 2
69 trang 91 0 0 -
Lao động Việt Nam trong phát triển nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp
7 trang 87 1 0 -
7 trang 80 0 0
-
74 trang 79 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp - Trường hợp nghiên cứu tại trường cao đẳng nghề Đà Nẵng
6 trang 77 0 0