Danh mục tài liệu

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2010 - 2011 Tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.30 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2010 - 2011 Tỉnh Bình DươngSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Lớp 12 THPT Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)I-Phần chung cho tất cả các thí sinh (5.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm) Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn haibản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền củaPháp?Câu 2 (3.0 điểm) Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câunói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm)II-Phần riêng (5.0 điểm)Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về , ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu- Văn học 12- tập 1, NXB Giáo dục)Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhàvăn Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nông dân nghèo khổ này. HẾTSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Lớp 12 THPT HƯỚNG DẪN CHẤMI- PHẦN CHUNG (5.0 điểm)Câu 1(2.0 điểm): học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảocác ý cơ bản sau: - Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn củaViệt Nam vì đây là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. - Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ vàphe Đồng minh. - Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợi dụng lácờ “tự do, bình đẳng, bác ái”đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chínhbản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. *Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Điếm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.Câu 2 ( 3.0 điểm):a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặtchẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách khác nhaunhưng phải đảm bảo các ý chính sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận: Thái độ của con người trước những khó khăn, thửthách của cuộc sống => trích dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm.- Giải thích: - Giông tố ở đây dùng để chỉ sự gian nan, thử thách hoặc những nghịchcảnh trong cuộc đời. - Cuộc đời phải trải qua những gian nan, thử thách nhưng conngười không được cúi đầu, khuất phục. - Phân tích – Chứng minh: - Cuộc sống chiến đấu lao động của con người Việt Nam. - Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh trong đời thường. - ….. - Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề: - Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trongthời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Gian nanthử thách chính là môi trường tôi luyện con người- Sống có nghị lực và bản lĩnh, conngười sẽ dễ dàng vượt qua gian nan thử thách. - Suy nghĩ về bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống, bản thânphải luôn có ý thức vượt khó, vươn lên. Cuộc đời không phải con đường bằng phẳngmà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, khôngđược chán nản hay bi quan, buông xuôi. * Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn vài lỗi diễn đạt - Điểm 1: Nội dung sơ sài, bài viết quá ngắn hoặc chỉ viết một đoạnhoặc gạch đầu dòng để trình bày ý, nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung lẫn phương pháp.II. Phần riêng cho mỗi ban (5.0 điểm)Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm,đoạn trích thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗichính tả, dùng từ, ngữ pháp.b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắccũng như cái hay cái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiềucách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:- Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạn trích- Nhà thơ đã lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng: Hoa- Người, tượng trưng cho vẻđẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Hoa là vẻ đẹp tinh túy nhất của thiênnhiên, kết tinh từ hương sắc đất trời, tương xứng với con người là hoa của đất - Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa: xuân- hạ- thu- đông củanúi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ ngập trà ...