Danh mục tài liệu

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - THPT Bắc Trà My (2012-2013)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.44 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - THPT Bắc Trà My, sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài thi đạt điểm cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - THPT Bắc Trà My (2012-2013) Sở GD-ĐT Quảng Nam ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Bắc Trà My MÔN : NGỮ VĂN Năm học 2012-2013 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ************************** I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : ( 5 điểm ) Câu 1(2 điểm): Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ? Câu 2 (3 điểm): Tự học - hành trình của sự tìm kiếm và sáng tạo. Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) phát biểu suy nghĩ của anh ( chị ) về vấn đề trên. II/ PHẦN RIÊNG : ( 5 điểm ) Thí sinh có thể chọn câu 3a hoặc câu 3b: Câu 3a: Theo chương trình chuẩn: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà vănKim Lân để thấy được giá trị nhân đạo của truyện ngắn này Câu 3b: Theo chương trình nâng cao: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: “Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương ( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên ) ********************Hết******************** ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN - NĂM HỌC 2011 - 2012. Trường THPT Bắc Trà My. ********************Câu 1 ( 2 điểm ) Học sinh cần trình bày theo hai ý sau đây: - Cảm hứng thẩm mĩ của tác giả là ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình của dòngsông Hương êm ả, hiền hòa chảy qua thành phố Huế mộng và thơ. - Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện rất rõ qua đoạn trích: + Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hóa, lịch sử + Giàu chất thơ trữ tình lãng mạn. * Biểu điểm: - Thí sinh nêu đầy đủ ý : 2 điểm. - Thí sinh nêu nửa số ý : 1 điểm. - Nêu 1 ý nhỏ : 0,5 điểm - Không nêu được hoặc viết sai kiến thức : 0 điểm.Câu 2 ( 3 điểm ) a/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn ngắn nghị luận xã hộivề một dạng đề mở. Bài viết phải đảm bảo kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắcchắn, diễn đạt mạch lạc, sáng rõ; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,nhưng cần đảm bảo được các ý chính sau: *Giải thích nội dung vấn đề: - Khái niệm tự học. - Sự khác biệt giữa phương pháp học chủ động và phương pháp học thụđộng. - Tại sao nói tự học đem lại cho con người nhiều lợi ích? - Tại sao nói tự học mang lại hứng thú cho con người? * Phân tích - bàn luận mở rộng vấn đề : - Nêu một số tấm gương tiêu biểu đạt thành tích cao trong học tập nhờ ápdụng phương pháp tự học. - Hậu quả của lối học thụ động. - Học tập là một quá trình gian khổ nhưng đầy vinh quang. * Trải nghiệm của bản thân. c/ Biểu điểm:-Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt.-Điểm 2:Đáp ứng được nửa yêu cầu trên.Có thể mắc1vài lỗi nhỏ về diễn đạt.-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.-Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch.Câu IIIa: a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tíchmột nhân vật văn học. Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗidùng từ, ngữ pháp, chính tả… b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” và nhân vật Tràng, cần làm nổi bật những diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng để làm sáng rõ yêu cầu của đề bài. *Giới thiệu vấn đề và kết thúc vấn đề: 1,0 điểm * Những nội dung cơ bản cần phân tích: - Giới thiệu bối cảnh của xóm ngụ cư trong nạn đói năm 1945 và sự xuất hiện của nhân vật Tràng. - Những lần Tràng gặp người đàn bà, tình cảm nhân hậu và tâm lý của Tràng thay đổi từ khi quyết định “nhặt vợ” : + Khi có ý định “nhặt vợ”. + Trên đường dẫn thị về nhà. + Tâm trạng của Tràng vào sáng hôm sau. + Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người Việt minh đi phá kho thóc của Nhật xuất hiện trong óc Tràng. * Đánh giá chung: Tâm trạng của Tràng thay đổi theo chiều hướng phát triển dần. Kim Lân đã thành công trong việc phân tích những diễn biến phức tạp trong tâm trạng nhân vật Tràng. Chính khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc của con người, chính tấm lòng, sự chân thành yêu thương của người dân nghèo đã đem đến những biến đổi trong tâm trạng và số phận của nhân vật đẫ làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. c/ Biểu điểm: - Điểm 4-5: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được nửa hoặc hơn nửa yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc bài làm hoàn toàn sai lệch. Câu III.b. a/ Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặtchẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ...