
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(23), 1-4 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NÓI VÀ NGHE VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 10 Lã Phương Thúy+, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Trần Thị Dung +Tác giả liên hệ ● Email: laphuongthuy@vnu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 27/9/2022 The General Education Curriculum in for Literature issued by Vietnam Accepted: 20/10/2022 Ministry of Education and Training in 2018 pays special attention to training Published: 05/12/2022 communication skills (reading, writing, speaking, and listening) for students. In fact, there have been many research works on effective methods to teach Keywords reading and writing, despite a limited amount of research on teaching Teaching, speaking and speaking and listening. Therefore, the article proposes some measures to listening skills, social promote the effectiveness of teaching Vietnamese speaking and listening argumentative, 10th graders, skills within the subject of Literature. Specifically, the study suggests the use education curriculum of debate activities and information technology in teaching social argumentative speaking and listening skills for 10th graders to promote learners’ linguistic and communicative competencies for students. Besides, developing speaking and listening skills also means enhancing their proactiveness, initiative and creativity in learning.1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018 được xây dựng dựa trên quanđiểm lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học, thôngqua đó giúp HS phát triển toàn diện các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn học. Theo đó, HS khôngchỉ biết đọc hiểu văn bản, viết (tạo lập văn bản) mà phải biết nói và nghe hiệu quả. Thực tế cho thấy, năng lực giao tiếp của HS THPT còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe. HS cònngại ngùng khi giao tiếp, chưa dám mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình hay bác bỏ quan điểm của người khác.Vì vậy, GV cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học để kích thích sự hứng thú của HS, giúp HS cải thiện một sốkĩ năng giao tiếp. Mặt khác, văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng là kiểu văn bản chiếm vị tríquan trọng trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc dạy học văn bản nghị luận xã hội từ trước đếnnay chủ yếu tập trung vào dạy học đọc hiểu và dạy viết, việc dạy nói và nghe chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy,trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho HS lớp10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn nghị luận xã hội nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Kĩ năng nói và nghe Nói và nghe là 2 trong 4 kĩ năng giao tiếp cần rèn luyện cho HS. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đềukhẳng định tầm quan trọng của kĩ năng nghe - nói. Họ cho rằng: Những đứa trẻ có thể diễn giải suy nghĩ và ý kiếncủa mình bằng lời nói sẽ có thể thành công hơn trong học tập (Wilson, 1997). Ngoài ra, một số tác giả nước ngoàicũng khẳng định: Nghe không chỉ để hiểu mà còn để học ngôn ngữ (Richard, 2008), sự phát triển của ngôn ngữ nóilà một trong những thành quả tự nhiên và ấn tượng nhất của mỗi đứa trẻ (Grugeon et al., 2014; Wallace et al., 2004). Theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, kĩ năng nói được phát triển kết hợpvới nghe và hoạt động nói - nghe tương tác. Chương trình hướng đến mục tiêu ở cấp THPT là HS biết tranh luận vềcác vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hóa tranh luận phù hợp; có khả năng nghethuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cátính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm bắt đượcphương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận (Bộ GD-ĐT, 2018). Ngoài ra, việc dạy nói - nghe không chỉ hướng tới mục tiêu rèn luyện kĩ năng nói và nghe mà còn là cơ hội để rèn giũaphẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho HS. Như vậy, nói - nghe là những kĩ năng rất quan trọng trong giaotiếp hàng ngày, giúp ích cho các HS trong quá trình hình thành các mối quan hệ và khẳng định bản thân trong xã hội. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Phương pháp dạy học Ngữ văn Văn nghị luận xã hội Dạy học nói văn nghị luận xã hội Dạy học nghe văn nghị luận xã hội Phát triển kỹ năng nghị luận xã hộiTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 253 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 195 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 175 0 0 -
7 trang 144 0 0
-
6 trang 115 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 113 0 0 -
6 trang 108 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 72 2 0 -
5 trang 70 0 0
-
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở
6 trang 68 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
7 trang 68 0 0
-
Vận dụng kĩ thuật đọc 'SQ3R' vào dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cho học sinh
5 trang 65 1 0 -
5 trang 63 0 0