Danh mục tài liệu

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về năng lực và định hướng đánh giá năng lực, cũng như nghiên cứu lí thuyết về các công cụ đánh giá năng lực tiêu biểu, có khả năng đo lường tốt, bài báo "Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở" đề xuất xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và các cấp quản lí trong công tác đo lường, đánh giá sự phát triển về phẩm chất và năng lực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá kết quả giáo dục và xếp loại học sinh ở các trường THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh cấp trung học cơ sở VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(13), 36-41 ISSN: 2354-0753 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Trường Đại học Cần Thơ Võ Thị Bích Huyền Email: vtbhuyen@ctu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 05/4/2024 Building a toolkit to assess student competence is essential to support teachers Accepted: 19/5/2024 and educators in learner’s qualities and competency-based testing and Published: 05/7/2024 assessment. In order to achieve the goal of learner’s qualities and competency-based renovation of form and assessment method as stated in the Keywords 2018 general education Curriculum in Natural Sciences, on the basis of Assessment toolkit, specific manifestations of the natural science cognitive competency of competency, the natural secondary school students, the article focuses on developing an assessment science cognitive toolkit including typical tools: checklists, scales, rubrics and PISA approach competency, secondary exercises, along with an instruction manual for each tool. The development school students of the toolkit aims to provide natural science teachers with useful reference materials, effectively supporting the assessment of students’ competences in secondary schools.1. Mở đầu Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là một trong các môn học mới của Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT)2018 cấp THCS. Đây là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS, đóng vai trò nền tảngtrong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hìnhthành và phát triển ở cấp tiểu học, đồng thời hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tụchọc lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Tính đến thời điểm hiện tại, CTGDPT 2018 môn KHTN đang ở chặng thứ 3 của tiến trình thực hiện. Vì vậy, sốlượng công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, đánh giá năng lực KHTN của HS cấp THCS còn hạn chế. Nhómtác giả Nguyễn Thị Thuần và Nguyễn Thị Thủy (2018) nghiên cứu biểu hiện, tiêu chí và các mức độ đánh giá nănglực khoa học của HS trong dạy học tích hợp môn KHTN ở trường THCS; tuy nhiên, cấu trúc của năng lực khoa họcđược nghiên cứu chưa phải là cấu trúc năng lực KHTN của chương trình môn KHTN hiện hành. Nghiên cứu củanhóm tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng và cộng sự (2020) đã đề xuất một số dạng bài tập theo tiếp cận PISA để đánhgiá từng thành tố của năng lực KHTN, bao gồm: bài tập đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên (NTKHTN),bài tập đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên và bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (mỗidạng bài tập đều có ví dụ minh họa cụ thể). Nhóm tác giả Lê Thái Hưng, Nguyễn Thị Phương Vy (2020) đã so sánhcấu trúc năng lực khoa học trong CTGDPT 2018 với cấu trúc năng lực khoa học của một số nước trên thế giới, từ đóđề xuất khung đánh giá năng lực khoa học phù hợp đối với môn KHTN 6. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã gópphần làm sáng rõ cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá năng lực của HS liên quan đến lĩnh vực KHTN trong CTGDPT2018. Tuy nhiên, năng lực là sự tổng hòa của các yếu tố gồm: kiến thức, kĩ năng, các thuộc tính tâm lí… nên việcđánh giá năng lực của người học khá phức tạp, vì vậy cần có bộ công cụ đánh giá phù hợp và đáng tin cậy. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về năng lực và định hướng đánh giá năng lực, cũng như nghiên cứulí thuyết về các công cụ đánh giá năng lực tiêu biểu, có khả năng đo lường tốt, bài báo đề xuất xây dựng bộ công cụđánh giá năng lực NTKHTN của HS cấp THCS. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho GVvà các cấp quản lí trong công tác đo lường, đánh giá sự phát triển về phẩm chất và năng lực của HS, góp phần nângcao hiệu quả của công tác đánh giá kết quả giáo dục và xếp loại HS ở các trường THCS.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Năng lực và năng lực nhận thức khoa học tự nhiên Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các tìnhhuống xác định cũng như tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâmlí khác như động cơ, ý chí, quan niệm… (Bộ GD-ĐT, 2018a). 36 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(13), 36-41 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: