Danh mục tài liệu

Đền thờ và thần mặt trời trong văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 805.60 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tín ngưỡng thần Mặt Trời (Surya) của Ấn Độ đã được du nhập vào văn hóa Óc Eo ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ II trước Công nguyên (BC - Before Christ) đến thế kỷ VII sau Công nguyên và tồn tại cho đến cuối nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Giai đoạn đầu tiên là ngôi đền ở ngoài trời được xây bằng gạch, hay bằng đá, ở trung tâm có hình vòng tròn, dưới vòng tròn có bánh xe Mặt Trời vàng có tám tia. Giai đoạn sau là ngôi đền được xây dựng bằng gạch, phía trên có tượng thần Mặt Trời bằng sa thạch. Trong nghiên cứu này, tác giả hệ thống và cập nhật các tư liệu hiện biết về đền và tượng thần Mặt Trời trong văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Thông qua nghiên cứu, bài viết sẽ thảo luận về quá trình du nhập, niên đại, hay diễn trình phát triển từ biểu tượng sang thần Mặt Trời trong văn hóa Óc Eo; Góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo - nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đền thờ và thần mặt trời trong văn hóa Óc Eo ở Nam BộTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 124–137 ĐỀN THỜ VÀ THẦN MẶT TRỜI TRONG VĂN HÓA ÓC EO Ở NAM BỘ Đặng Văn Thắnga*, Nguyễn Hữu Lýb a Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam b Sở Văn hóa, Thể thao, và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: dangvanthang@hcmussh.edu.vn Lịch sử bài báo Nhận ngày 01 tháng 05 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 31 tháng 07 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 08 năm 2019Tóm tắtTín ngưỡng thần Mặt Trời (Surya) của Ấn Độ đã được du nhập vào văn hóa Óc Eo ở miềnNam Việt Nam từ thế kỷ II trước Công nguyên (BC - Before Christ) đến thế kỷ VII sau Côngnguyên và tồn tại cho đến cuối nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Giai đoạnđầu tiên là ngôi đền ở ngoài trời được xây bằng gạch, hay bằng đá, ở trung tâm có hình vòngtròn, dưới vòng tròn có bánh xe Mặt Trời vàng có tám tia. Giai đoạn sau là ngôi đền đượcxây dựng bằng gạch, phía trên có tượng thần Mặt Trời bằng sa thạch. Trong nghiên cứu này,tác giả hệ thống và cập nhật các tư liệu hiện biết về đền và tượng thần Mặt Trời trong vănhóa Óc Eo ở Nam Bộ. Thông qua nghiên cứu, bài viết sẽ thảo luận về quá trình du nhập, niênđại, hay diễn trình phát triển từ biểu tượng sang thần Mặt Trời trong văn hóa Óc Eo; Gópthêm tư liệu cho việc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo - nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.Từ khóa: Bà-la-môn; Thần Mặt Trời; Văn hóa Óc Eo.DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.566(2019)Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệtBản quyền © 2019 (Các) Tác giả.Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 124 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN KHẢO CỔ HỌC VÀ DÂN TỘC HỌC] TEMPLE AND SURYA IN OC EO CULTURE IN SOUTHERN VIETNAM Dang Van Thanga*, Nguyen Huu Lyba University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hochiminh City, Hochiminh City, Vietnam b Department of Culture, Sports, and Tourism of Dongthap, Dongthap, Vietnam * Corresponding author: Email: dangvanthang@hcmussh.edu.vn Article history Received: May 1st, 2019 Received in revised form: July 31st, 2019 | Accepted: August 5th, 2019AbstractBelief in the Surya of India was adopted into Oc Eo culture in Southern Vietnam from the 2ndcentury BC to the 7th century AD and existed until the end of Oc Eo culture from 7th centuryAD to 12th century AD. The first stage was a temple built in brick or stone with a circlarshape in the center and a golden Sun wheel with eight rays. The next stage was a temple builtof bricks with a sandstone statue of the Sun god. In this study, the author updates the currentknowledge about the temple and the statue of the Surya in Oc Eo culture in southern Vietnam.The article discusses the introduction, chronology, and developmental process of the symbolof the Surya in Oc Eo culture. Additional materials for the study of Oc Eo culture are foundin Phu Nam in Southern Vietnam.Keywords: Balamon; Oc Eo culture; Surya.DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.566(2019)Article type: (peer-reviewed) Full-length research articleCopyright © 2019 The author(s).Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC-ND 4.0 125 Đặng Văn Thắng và Nguyễn Hữu Lý1. MỞ ĐẦU Thần Mặt Trời là một vị thần quan trọng bậc nhất trong các vị thần và được tônthờ ở nhiều nơi, trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, đặc biệt là các cư dân làm nôngnghiệp. Trong hoạt động nông nghiệp, Mặt Trời là một trong những yếu tố thiên nhiên cóảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Trong văn hóa Ấn Độ, thần MặtTrời xuất hiện từ thời Veda (kéo dài từ khoảng năm 1,500 - 500BC), Kinh Rig - Veda cóđoạn miêu tả thần Mặt Trời như: “Ở trên cao, những tia sáng của Người soi sáng các vịthần, Người biết được tất cả các loài vật sinh ra, như tất cả điều đó có thể hướng về MặtTrời”. Kinh Vệ Đà viết về hệ thống tín ngưỡng của Ấn Độ đề cập đến việc tôn sùng MặtTrời như là nơi dự trữ năng lượng vô tận và rạng rỡ. Thần Mặt Trời được gọi là Surya(सूर्,य sūrya) hoặc Aditya. Surya là vị thần có những cánh tay và mái tóc vàng rực, cưỡitrên cổ xe bình minh có bảy con ngựa kéo. Thần Surya cũng giống như thần Helios - thầnMặt Trời của Hylạp. Surya là một ông vua có kinh thành riêng, đ ...