Danh mục tài liệu

Di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Số trang: 75      Loại file: doc      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên" là tài liệu tổng hợp nhiều bài báo và bài viết nghiên cứu, giới thiệu về vùng đất Tây Nguyên, trong đó có những nét đặc trưng văn hóa như: Văn hóa cồng chiêng, cà phê Tây nguyên... Mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu để nắm bắt kiến thức chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản văn hoá cồng chiêng Tây NguyênDI SẢN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN1. Ngày hội Cồng chiêng Tây Nguyên2. Phát triển không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên3. Không nên biến cồng chiêng thành chuyên nghiệp và cung đình4. Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - định hướng bảo tồn và phát huy5. Những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Cơ hội và tháchthức!6. Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác văn hóa của nhân loại7. Bộ VHTT lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệttác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại8. Những bước chuyển mình của văn hoá Cồng chiêng9. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên10.Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng11.Tây Nguyên - cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam ÁNgày hội Cồng chiêng Tây NguyênLễ đón nhận bằng Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác phi vậtthể và truyền khẩu của nhân loại sẽ được tổ chức trang trọng vào tối 28/3 tới tại TPPleiku - Gia Lai. Đây cũng chính là tâm điểm của Liên hoan Cồng chiêng chàomừng đại hội đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên (28-29/3). Bộ Văn hóa - Thông tin đã chỉ đạo Viện Văn hoá – Thông tin chủ trì tổ chức Lễ đón nhận sự kiện văn hoá quan trọng này. Theo đó, Cục Văn hoá Thông tin Cơ sở sẽ chỉ đạo tổ chức các hoạt động liên quan trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên; đồng thời chủ trì tổ chức đêm liên hoan giao lưu văn hoá cồng chiêng mừng thành công của Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên tại công viên Diên Hồng, thành phố Pleiku. Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam có trách nhiệm phốihợp với Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở tổ chức các hoạt động triển lãm tại trung tâm vănhoá - thể thao thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Kịch bản của buổilễ đón nhận bằng Di sản sẽ doViện Văn hoá thông tin đảmnhiệm.Cùng với lễ đón nhận bằng vàođêm 28/3, các hoạt động đáng chúý khác là Giao lưu văn hoá cồngchiêng, Triển lãm về đặc trưng vănhoá và thành tựu đổi mới của TâyNguyên, Tuần lễ phim Việt Nam,dựng bia ghi thư của Bác Hồ gửiĐại hội các dân tộc thiểu số miềnNam tại Pleiku năm 1946. CụcĐiện Ảnh sẽ chủ trì Tuần phimViệt Nam, với các phim như Đấtnước đứng lên, Hồn chiêng, Tiếngcồng định mệnh...Diễn ra trên khắp TP. Pleiku trong khoảng một tuần vào trung tuần tháng 3, liên hoancồng chiêng sẽ tạo nên một không gian thấm đẫm chất lửa truyền thống Tây Nguyên.Cồng chiêng sẽ được chính các nghệ nhân dân tộc trình diễn với các giai điệu gốc. 15 độicồng chiêng của 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ diễn tấu các giai điệu xoay quanh chu kỳ vòng đờicủa con người, chu kỳ một năm sản xuất... Đội ngũ nghệ nhân cao tuổi - những người ítỏi còn lại đang nắm giữ các bí quyết và làn điệu cồng chiêng truyền thống - sẽ là nhân tốnắm giữ linh hồn của những buổi trình diễn này.Liên hoan Cồng chiêng cũng là cơ hội để những chủ nhân đích thực của Không gian vănhoá này thể hiện niềm tự hào của mình trước cả nhân loại. Không có nhiều yếu tố cải biênnhư cồng chiêng ở các lễ hội khác; ở đây, những giá trị gốc, cổ truyền được tôn vinh.Tổ chức UNESCO đã công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thểvà truyền khẩu nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng vùng đất Tây Nguyênmà còn là niềm tự hào của nền văn hóa Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triểnkinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để gìn giữ vốn văn hóa truyền thống quý báu của dân tộcViệt Nam.Phát triển không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên Ngày 8/1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ VHTT Đặng Quang Ngữ đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Phạm Thế Dũng quyết định sẽ tổ chức lễ công bố Bằng công nhận của UNESCO về không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể của nhân loại tại TP.Pleiku (Gia Lai) vào tháng 3/2006. Đây thực sự là một tin vui đối với các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, một thực tế đang làm mọi người lo lắng đó là hồn thiêng của tiếng chiêng đang dần mất đitheo năm tháng.Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề đang làm cho các nhà khoa học lo lắng đó là khônggian và hồn thiêng trong tiếng cồng đang ngày một dần mất đi. Điều đáng quan tâm hiệnnay là ...