Danh mục tài liệu

Địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: "Topos" (vị trí) và "omoma" / "onyma" (tên, gọi). Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học (Toponymic) và nhân danh học (Athronymic) thuộc bộ môn khoa học có tên là danh xưng học (onomasiologie). Trên lý thuyết, danh xưng học còn có một ngành khoa học nữa là vật danh học (nghiên cứu tên riêng của các thiên thể, nhãn hiệu sản phẩm, biển hiệu…).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh Địa danh trong tục ngữ Nghệ TĩnhĐịa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Topos (vị trí) và omoma / onyma(tên, gọi). Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học (Toponymic) và nhân danhhọc (Athronymic) thuộc bộ môn khoa học có tên là danh xưng học(onomasiologie). Trên lý thuyết, danh xưng học còn có một ngành khoa học nữa làvật danh học (nghiên cứu tên riêng của các thiên thể, nhãn hiệu sản phẩm, biểnhiệu…). Tất cả các tên gọi địa lý được đánh dấu, ghi nhận bằng các địa danh vànhững nhà nghiên cứu tên gọi đó là các nhà địa danh học. 1. Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Topos (vị trí) và omoma /onyma (tên, gọi). Trong ngôn ngữ học, ngành địa danh học (Toponymic) vànhân danh học (Athronymic) thuộc bộ môn khoa học có tên là danh xưng học(onomasiologie). Trên lý thuyết, danh xưng học còn có một ngành khoa học nữa làvật danh học (nghiên cứu tên riêng của các thiên thể, nhãn hiệu sản phẩm, biểnhiệu…). Tất cả các tên gọi địa lý được đánh dấu, ghi nhận bằng các địa danh vànhững nhà nghiên cứu tên gọi đó là các nhà địa danh học. Trong tác phẩm Địadanh học là gì, A.V. Xuperanxkaja đã định nghĩa: Địa danh là một chuyên ngànhcủa ngôn ngữ học nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xuấthiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo nên địa danh (7,tr.3). ở Việt Nam, các quyển từ điển giải thích cũng đã lý giải nội dung của thuậtngữ này và hơn thế đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về địa danh của LêTrung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Trần Văn Dũng, Phan Xuân Đạm… Trong bàiviết này, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tồn tại của địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh. Tư liệu khảo sát là Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh. ở đấy, chúngtôi đã thống kê được tất cả 1.894 mục từ: 998 thành ngữ và 896 tục ngữ. Hai đơnvị này được quan tâm, nghiên cứu trong ngôn ngữ học, văn hoá dân gian, văn hoáhọc… Dĩ nhiên, do cách tiếp cận mà mỗi ngành học, người nghiên cứu hai đơn vịnày theo những cách khác nhau. Theo quan sát của chúng tôi, xét về độ dài thì baogiờ tục ngữ cũng dài hơn thành ngữ và sự tồn tại của địa danh trong tục ngữ nhiềuhơn hẳn thành ngữ. Có lẽ lý do này được giải thích bằng những đặc trưng, nộidung, kết cấu của từng đơn vị. Xin đơn cử tục ngữ dài nhất và rất nhiều địa danh(36 âm tiết): Lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống, lắm nống Do Nha, lắm càLộc Châu, lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị Kẻ Găng, lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa TrungSơn, lắm cơn Yên Xứ. Tất cả các địa danh này đều thuộc Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cólẽ đây là tục ngữ dài nhất không chỉ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh mà còn với cảtục ngữ tiếng Việt nói chung. 2. Chúng tôi xin dẫn ra một số tục ngữ tồn tại các địa danh trong tục ngữ(được xếp theo trật tự trong từ điển). Ai muốn ăn bún ăn lòng thì sang Thổ Hậu lấy chồng mà ăn; Ai về Hà Tĩnhthì về mặc áo lụa Hạ uống nước chè Hương Sơn; Ai về Thạch Hà mà coi bắc nồilên bếp xách oi ra đồng; Ăn cơm độn ngô mà nói chuyện thủ đô Hà Nội; Bánh đachợ Cày bánh tày chợ Voi; Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại đánh nhau mãi mãilà nghề làng Vinh làm thợ làm đình là cha con ông Phó Hoạch; Bao giờ Đại Huệmang tơi rú Đụn đội nón thì trời mới mưa; Bao giờ mống Mắt mống Mê thuyềncâu thuyền lái chèo về cho mau; Bao giờ ngàn Hống mang tơi rú Thành đội mạothì trời hẳn mưa; Bao la ngàn Hống mây mờ giăng giăng; Bạo ăn Trường Lại bạocãi Trường Phong; Bún Phương Giai mai Thắng Lợi; Bút Cấm Chỉ sĩ Thiên Lộc;Bụt Chùa Già ma Chùa Dọc; Bưởi Phúc Trạch cam bù Hương Sơn hồng vuôngThạch Hà; Cá Bàu Nậy chè Khe Yên; Cá Cửa Nhượng khoai Mục Bài; Cá rô BàuNón nước tương Nam Đàn; Cá sông Giăng măng chợ Cồn; Cau Lường trù Hiếu;Cầu rú Hống mống Tả Ao; Chè chợ Lù cá mu chợ Huyện; Chè rú Mả cá đồng Sâu;Chợ Cày chân dép chân giày; Chợ Eo nuôi rể chợ Huyện kể du; Chớp Cửa Lò rệtbò mà chạy; Chớp cửa Rào dỡ rào mà nấu; Chớp mũi Đao dỡ rào mà nấu; Chớpmũi Lội cởi áo ra phơi; Cửa Hội khó vào Cửa Trào khó ra; Dân chợ Cày vắt mỏtrày lấy nác; Đất làng Trù du Dao Tác; Đầu gối Lèn chân đạp Câu; Đầu năm gặpnạn cháy nhà cuối năm anh bạn Thạch Hà tới chơi; Đền Cờn đền Quả Bạch MãChiờu Trưng. Rõ ràng, tục ngữ là câu, là thông điệp nghệ thuật nên chúng chứa đựng rấtnhiều thông tin về nhiều kiểu loại khác nhau, trong đó là sự xuất hiện rất nhiều cácđịa danh. Trong cuộc đời, ai mà chẳng đi qua, chẳng sống và gắn với những địadanh khác nhau. Địa danh trong tục ngữ hay đúng ra chúng tồn tại trong tục ngữhẳn có lý do riêng. Có thể là những địa danh gắn với kinh nghiệm sản xuất, gắnvới dự báo thời tiết, gắn với đặc sản, nghề nghiệp… hoặc những nét riêng về sựhọc hành, đỗ đạt… và ngay cả những thói xấu nữa. Bà rú Lông đi ông rú Tràliên quan đến hai địa danh thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. Rú Trà thuộc xãThanh Phong, rú Lông thuộc xã Thanh Hương. Tục ngữ này sử dụng cách nóinhân hoá để chỉ một hiện tượng khí hậu ở địa phương. Về mùa gió Lào gió thườngthổi chiều từ rú Lông gây nên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: