
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 133
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng đô thị hóa diễn ra quá nhanh đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Mời các bạn cùng tìm hiểu những điểm điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng qua bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 ĐIỂM SÁNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HẢI PHÒNG ThS. HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH Quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng đô thị hoá diễn ra quá nhanh đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; Nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng. • Từ khóa: Nông nghiệp đô thị, kinh tế nông thôn, nông thôn mới. Kết quả tích cực, đúng định hướng Hải Phòng là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Thành phố liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay Hải Phòng vẫn còn 55,27% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55 nghìn ha. Do vậy, kinh tế nông thôn vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố. Phải phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như thế nào cho phù hợp, hiệu quả vẫn luôn là nỗi trăn trở của Thành phố. Hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP. Hải Phòng bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực. Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/ năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tỷ trọng thủy sản tăng từ 24,1% (năm 2010) lên 34,9% (năm 2014). Thành phố xây dựng được khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên với quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc. Trong 5 năm qua, Thành phố triển khai hơn 200 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào việc lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ mới... Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, nông dân, ngư dân thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: 50 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu, năng suất cao hơn 8 - 15% so với sản xuất đại trà; 350 ha sản xuất hoa, cây cảnh thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha; 766 ha chuyên canh rau thu nhập hơn 200 triệu đồng/ ha; 13.385 ha vùng sản xuất cây trồng tập trung, giá trị sản xuất đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm... Tại một số vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, đặc sắc. Đó là các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Dương, An Lão và khu du lịch Cát Bà... Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, trên địa bàn Thành phố có hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Ngoài ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong tương lai, nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng thêm thêm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội... Trong bối cảnh đó, phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng. Mục tiêu đến năm 2020, Thành phố phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản đạt trên 6,0%/năm, giá trị sản xuất canh tác trên 100 triệu đồng /ha/năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 107 DIỄN ĐÀN KHOA HỌC hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được bảo vệ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đang xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.... Đề án xác định rõ nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố thời gian tới; trong đó, xem xét nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, thị trường, lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn… Theo Đề án, Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 58,18% - 0,25% 41,57%... Định hướng đến năm 2030, Thành phố sẽ phát triển ngành nông nghiệp đô thị sinh thái hiện đại, sản xuất xanh, bảo vệ môi trường gắn với du lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.... Hải Phòng ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững thì mới tận dụng được ưu điểm như: Giảm đóng gói, lưu trữ, vận chuyển; cung cấp dịch vụ tươi sống; tạo việc làm và tăng thu nhập… Để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, vai trò của lực lượng khuyến nông là vô cùng quan trọng; là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nông. Do đó, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp đô thị của Hải Phòng như sau: Về công tác quy hoạch: - Cần quan tâm nghiên cứu và quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi chủ yếu đến cấp cơ sở; - Công khai, phổ biến các quy hoạch, nghiên cứu khoa học về phát triển sản xuất nông nghiệp đến các cấp chính quyền và người dân; nâng cao tính pháp lý của quy hoạch, thực hiện nghiêm minh quy hoạch được duyệt. Về nguồn vốn đầu tư, tín dụng: - Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; các khu nông nghiệp công ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 ĐIỂM SÁNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HẢI PHÒNG ThS. HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH Quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng đô thị hoá diễn ra quá nhanh đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; Nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng. • Từ khóa: Nông nghiệp đô thị, kinh tế nông thôn, nông thôn mới. Kết quả tích cực, đúng định hướng Hải Phòng là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Thành phố liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay Hải Phòng vẫn còn 55,27% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55 nghìn ha. Do vậy, kinh tế nông thôn vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố. Phải phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa như thế nào cho phù hợp, hiệu quả vẫn luôn là nỗi trăn trở của Thành phố. Hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP. Hải Phòng bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực. Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/ năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tỷ trọng thủy sản tăng từ 24,1% (năm 2010) lên 34,9% (năm 2014). Thành phố xây dựng được khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên với quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc. Trong 5 năm qua, Thành phố triển khai hơn 200 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào việc lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ mới... Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, nông dân, ngư dân thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: 50 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu, năng suất cao hơn 8 - 15% so với sản xuất đại trà; 350 ha sản xuất hoa, cây cảnh thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha; 766 ha chuyên canh rau thu nhập hơn 200 triệu đồng/ ha; 13.385 ha vùng sản xuất cây trồng tập trung, giá trị sản xuất đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm... Tại một số vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, đặc sắc. Đó là các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Dương, An Lão và khu du lịch Cát Bà... Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp của TP. Hải Phòng còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, trên địa bàn Thành phố có hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Ngoài ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong tương lai, nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng thêm thêm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội... Trong bối cảnh đó, phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng. Mục tiêu đến năm 2020, Thành phố phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản đạt trên 6,0%/năm, giá trị sản xuất canh tác trên 100 triệu đồng /ha/năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 107 DIỄN ĐÀN KHOA HỌC hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được bảo vệ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đang xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.... Đề án xác định rõ nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thành phố thời gian tới; trong đó, xem xét nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, thị trường, lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn… Theo Đề án, Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 58,18% - 0,25% 41,57%... Định hướng đến năm 2030, Thành phố sẽ phát triển ngành nông nghiệp đô thị sinh thái hiện đại, sản xuất xanh, bảo vệ môi trường gắn với du lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.... Hải Phòng ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững thì mới tận dụng được ưu điểm như: Giảm đóng gói, lưu trữ, vận chuyển; cung cấp dịch vụ tươi sống; tạo việc làm và tăng thu nhập… Để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, vai trò của lực lượng khuyến nông là vô cùng quan trọng; là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nông. Do đó, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp đô thị của Hải Phòng như sau: Về công tác quy hoạch: - Cần quan tâm nghiên cứu và quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi chủ yếu đến cấp cơ sở; - Công khai, phổ biến các quy hoạch, nghiên cứu khoa học về phát triển sản xuất nông nghiệp đến các cấp chính quyền và người dân; nâng cao tính pháp lý của quy hoạch, thực hiện nghiêm minh quy hoạch được duyệt. Về nguồn vốn đầu tư, tín dụng: - Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; các khu nông nghiệp công ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp đô thị Kinh tế nông thôn Nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới Chênh lệch giàu nghèo Cân bằng xã hội Đô thị hóaTài liệu có liên quan:
-
35 trang 360 0 0
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn: Phần 1 - PGS.TS Phạm Kim Giao
64 trang 341 2 0 -
Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
4 trang 260 0 0 -
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 239 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: ' Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng '
71 trang 190 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 165 0 0 -
Những khái niệm mở đầu Đô thị học: Phần 1 - Trương Quang Thao
193 trang 162 1 0 -
124 trang 122 0 0
-
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 trang 117 0 0 -
Giáo trình quy hoạch và sử dụng đất
190 trang 108 1 0 -
11 trang 108 0 0
-
9 trang 106 0 0
-
35 trang 101 0 0
-
5 trang 95 0 0
-
Tài liệu môn dân số học cơ bản
107 trang 94 0 0 -
13 trang 92 0 0
-
6 trang 69 0 0
-
98 trang 69 0 0