
Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị hiện đại – nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị hiện đại – nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở CÁC ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ Sỹ Sùa1*, Nguyễn Minh Hiếu1 1 Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: tuysua@gmail.com Tóm tắt. Ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng ở TP Hà Nội, mà nguyên nhân chính là do sự hạn chế trong cung ứng của dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Với mục tiêu tỷ lệ đáp ứng của VTHKCC đạt mức 20%-25% vào năm 2025, cần thiết phải xem xét lại vai trò cung ứng của từng loại hình cũng như các quan điểm rõ ràng cho sự phát triển của chúng. Xuất phát từ phân tích nhu cầu đi lại và sự cung ứng của VTHKCC ở TP Hà Nội, tác giả sẽ đánh giá thị phần mà xe buýt phải đảm nhận cũng như đề xuất các quan điểm để phát triển bền vững VTHKCC bằng xe buýt tại TP Hà Nội. Từ khóa: Bus; VTHKCC; BRT; Hà Nội; Nhu cầu đi lại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đô thị hóa là quy luật tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mang lại, quá trình đô thị hoá kèm theo những mặt trái cần phải được xem xét thấu đáo để kịp thời khắc phục những hệ lụy của chúng. Những thách thức của các đô thị hiện đại trong quá trình đô thị hoá bao gồm: nhà ở; việc làm; giao thông vận tải; môi trường và nước sạch. Trong đó, 02 vấn đề cần đặc biệt quan tâm là: giao thông vận tải đô thị và môi trường đô thị. Theo số liệu thống kê, nguồn khí thải gây ô nhiễm mỗi trường không khí ở đô thị do các phương tiện giao thông vận tải gây ra là chủ yếu (chiếm từ 40-60%). Tại các đô thị ở các nước đang phát triển, vấn đề về ùn tắc giao thông đã trở thành vấn nạn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của thị dân. Ùn tắc giao thông đã, đang và sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích trực tiếp của người tham gia giao thông (thiệt hại cá nhân), thiệt hại cho tất cả các doanh nghiệp có liên quan (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải và doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ vận tải) và thiệt hại đến lợi ích gián tiếp của toàn xã hội. Đối với người trực tiếp tham gia giao thông, ùn tắc khiến cho họ tăng thời gian chuyến đi; chi phí cho chuyến đi cũng tăng theo làm ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn tới giảm sút năng suất lao động; -789- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Đối với doanh nghiệp, ùn tắc khiến thời gian đưa hàng tăng lên, chi phí vận chuyển, giá thành tăng cao làm sản phẩm kém sức cạnh tranh. Đối với người dân sống xung quanh các khu vực có ùn tắc giao thông, họ cũng phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn như: tiếng ồn, khí thải, xe máy đi lên vỉa hè. Vấn đề ô nhiễm môi trường do khói bụi từ phương tiện ùn tắc trên đường cũng gây ra ảnh hưởng đến toàn xã hội. Một cách tổng quát: ùn tắc giao thông làm gia tăng thiệt hại và lãng phí xã hội. Tại Hà Nội, ùn tắc giao thông ngày càng phổ biến và trầm trọng, nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ việc lựa chọn cơ cấu sử dụng phương tiện không hợp lý; mức độ gia tăng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị (GTĐT) không theo kịp mức độ “bùng nổ” của phương tiện cá nhân; kể cả xe máy và xe con. Số lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh chóng; trong khi đó VTHKCC lại thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Hệ quả này được thể hiện qua: - Tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC chỉ dừng lại mức dưới 10%; - Khối lượng hành khách vận chuyển những năm gần đây bị sụt giảm. - Chưa có thêm loại phương thức vận tải hành khách công cộng bằng sức chứa lớn nào khác mgoài xe buýt và 01 tuyến BRT (đường sắt đô thị đang xây dựng, chưa đưa vào khai thác). Với thực tế này, cần thiết phải xem xét một cách khoa học và thực tiễn về mối quan hệ giữa nhu cầu di chuyển và khả năng đáp ứng của VTHKCC để xác định mục tiêu có tính khả thi cao cho phát triển cho xe buýt trong giai đoạn tiếp theo. 2. TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU DI CHUYỂN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG. 2.1. Nhu cầu di chuyển a. Khái niệm. Nhu cầu di chuyển (nhu cầu đi lại) là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Nhu cầu đi lại được thể hiện thông qua số lượng chuyến đi bình quân của một người dân trong một đơn vị thời gian; thông thường tính cho một ngày, một tuần, một tháng hay một năm. Chuyến đi là sự di chuyển có mục đích với cự ly ≥ 500 mét. - Nhu cầu di chuyển có thể: Là số chuyến đi lớn nhất có thể của một người dân trong năm để thoả mãn các mục đích khác nhau như: đi làm, đi học, đi mua sắm, thăm thân, du lịch, vui chơi, giải trí… và đi về nhà. - Nhu cầu di chuyển thực tế: Là số chuyến đi thực tế bình quân của người dân để thoả mãn các mục đích khác nhau trong một năm. - Nhu cầu di chuyển bằng phương tiện vận tải (gọi tắt là nhu cầu vận tải) là số chuyến đi lại thực tế của người dân bằng phương tiện vận tải (PTVT). Trong thực tế không phải tất cả mọi người đều sử dụng PTVT để thỏa mãn nhu cầu đi lại, nên số chuyến đi của một người dân trong năm có sử dụng PTVT luôn nhỏ hơn chuyến đi thực tế trong một năm. -790- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Tại đô thị của các nước phát triển, các chuyến đi bộ trong cự ly nhỏ hơn 1,0 km chiếm tỷ lệ khá lớn (có thể lên tới 30%), ở các nước đang phát triển tỷ lệ này thường thấp (5%-10%) và xu hướng các chuyến đi sử dụng phương tiện phi cơ giới có xu hướng giảm xuống. Nhu cầu di chuyển (Tổng số ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đô thị hóa Ùn tắc giao thông Dịch vụ vận tải hành khách công cộng Giao thông vận tải đô thị Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Giao thông đô thị bền vữngTài liệu có liên quan:
-
35 trang 360 0 0
-
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 241 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 165 0 0 -
Những khái niệm mở đầu Đô thị học: Phần 1 - Trương Quang Thao
193 trang 162 1 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 133 0 0 -
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 trang 118 0 0 -
Giáo trình quy hoạch và sử dụng đất
190 trang 109 1 0 -
Giáo trình Đường đô thị và tổ chức giao thông
218 trang 103 0 0 -
35 trang 102 0 0
-
Tài liệu môn dân số học cơ bản
107 trang 94 0 0 -
6 trang 71 0 0
-
Lý thuyết quy hoạch đô thị (giáo án điện tử): Phần 1
134 trang 70 0 0 -
Báo cáo tiểu luận: Quy hoạch đô thị bền vững
18 trang 67 0 0 -
5 trang 66 1 0
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Xử lý ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
77 trang 65 0 0 -
Những đặc trưng cơ bản của các giai đoạn đô thị hóa thành phố Tuy Hòa
4 trang 63 0 0 -
Giản yếu văn hoá đô thị: Phần 1 - Trần Ngọc Khánh
186 trang 63 0 0 -
Phân vùng trong chiến lược đô thị hóa gắn với phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2050
3 trang 63 0 0