Điều hành chính sách tài chính trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có những diễn biến bất thường: Triển khai của thế giới và Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 640.40 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Điều hành chính sách tài chính trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có những diễn biến bất thường: Triển khai của thế giới và Việt Nam tập trung đánh giá rõ thực trạng các gói cứu trợ tài chính, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tài chính trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có những diễn biến bất thường: Triển khai của thế giới và Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 21. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN KINH TẾ VĨ MÔ CÓ NHỮNG DIỄN BIẾN BẤT THƯỜNG: TRIỂN KHAI CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TS. Lê Văn Hải* Tóm tắt Trong hơn hai năm qua, nhiều sự kiện lớn tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu, xuất phát từ vấn đề không phải từ tài chính đã diễn ra hết sức bất ngờ. Trước hết, đó là đại dịch COVID-19; tiếp theo đó là xung đột vũ trang tại Ukraina và những căng thẳng giữa Nga và phương Tây, từ chỗ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, hàng không và du lịch quốc tế bị ngừng trệ, đến giá dầu thô, giá khí đốt, thức ăn chăn nuôi, nhiều mặt hàng kim loại tăng cao nhất trong năm qua. Tình hình đó đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế Viêt Nam. Trong bối cảnh đó, hàng loạt quốc gia đã đưa ra các gói cứu trợ tài chính mạnh mẽ, chưa có tiền lệ, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch, thực thi một số biện pháp giảm thiểu tác động của lạm phát. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các quyết sách mạnh mẽ về chính sách tài chính - tiền tệ nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn. Bài viết tập trung đánh giá rõ thực trạng các gói cứu trợ tài chính, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách có liên quan. Từ khóa: Chính sách tài chính, diễn biến bất thường, nền kinh tế 1. TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MẠNH MẼ CỦA CÁC NỀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính các nước đã công bố và triển khai các gói tài khóa với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nền kinh tế lớn như: Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... đều liên tiếp công bố các gói hỗ trợ với quy mô trung bình tương đương 18% GDP. Tại châu Á, các nước cũng đã có các gói hỗ trợ với quy mô nhỏ hơn như: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia… * Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 254 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 khoảng 10% - 14% GDP; Trung Quốc (6,5% GDP); Việt Nam, Philippines, Indonesia có quy mô chỉ ở mức từ 1,5% - 6% GDP (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Các gói tài khóa, nhìn chung, tập trung vào 9 mục đích chính: (i) đầu tư nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và thiết bị y tế, hỗ trợ các bệnh viện mũi nhọn trong điều trị bệnh nhân COVID-19; (ii) trợ cấp trực tiếp cho người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp với các mức cụ thể khác nhau được công bố công khai, thực hiện minh bạch; (iii) chi tiền mặt hỗ trợ cuộc sống cho người dân thu nhập trung bình và thấp; (iv) cung cấp tín dụng ưu đãi của Chính phủ có lãi suất thấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản; (v) cho vay, bảo lãnh vay vốn hoặc mua lại cổ phần các công ty; (vi) cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội; (vii) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; (viii) kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu; (ix) có riêng gói an sinh xã hội cho các trường hợp đặc biệt. Chính phủ Australia công bố gói kích thích kinh tế trị giá 23 tỷ USD, bao gồm: giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, trợ cấp lương cho người học việc và thanh toán một lần bằng tiền mặt cho người nhận phúc lợi xã hội. Chính phủ Anh công bố gói cứu trợ trị giá 330 tỷ bảng Anh, tương đương 15% GDP. Chính phủ Pháp bơm 45 tỷ EUR vào nền kinh tế. Tây Ban Nha huy động các nguồn lực kinh tế lớn nhất trong lịch sử với gói cứu trợ 200 tỷ EUR, chiếm khoảng 20% GDP. Chính phủ New Zealand chi 12,1 tỷ NZD, tương đương 4% GDP, để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, tăng cường phúc lợi cho người cao tuổi, hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp và chi trả cho người lao động không thể đi làm vì bị cách ly xã hội. Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 2.200 tỷ USD, theo đó, người dân Mỹ sẽ nhận được tối đa 3.000 USD/hộ gia đình tùy theo mức thu nhập; hỗ trợ 500 tỷ USD cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19; 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn; 250 tỷ USD cho việc hỗ trợ thất nghiệp và ít nhất 100 tỷ USD cho hệ thống y tế. Fed tuyên bố cung ứng 4.000 tỷ USD hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương vượt qua cuộc chiến chống dịch COVID-19 (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Tại châu Á, đứng đầu là Quốc hội Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (tương đương 559 tỷ USD), vượt hơn rất nhiều gói kích thích kinh tế mà nước này từng đưa ra hồi Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; bao gồm: miễn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, miễn đóng phí bảo hiểm xã hội, giảm giá điện... Chính phủ Nhật Bản cũng khai thác phần còn lại của dự trữ ngân sách tài chính năm nay có trị giá khoảng 270 tỷ JPY (2,62 tỷ USD) để sử dụng cho các gói hỗ trợ kinh tế (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Để chi tiêu từ gói ngân sách cho giảm thiệt hại từ dịch COVID-19, hầu hết, Chính phủ phải vay mượn nhiều hơn và vay với tốc độ cao chưa từng thấy trong lịch sử. Trung Quốc dự kiến phải phát hành trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ NDT. Chỉ riêng tại Mỹ, từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020, Chính phủ đã phải vay thêm 3.000 tỷ USD. Trung Quốc và Nhật Bản là 255 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hai chủ nợ lớn nhất mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Việc phải vay nhiều hơn cho chi tiêu công là cách duy nhất, không có sự lựa chọn nào khác, của các Chính phủ để vượt qua đại dịch COVID-19. Vay nhiều càng khiến thâm hụt ngân sách cao hơn, tỷ lệ nợ công so với GDP càng cao hơn (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). 2. TRIỂN KHAI CHÍNH S ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tài chính trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có những diễn biến bất thường: Triển khai của thế giới và Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 21. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN KINH TẾ VĨ MÔ CÓ NHỮNG DIỄN BIẾN BẤT THƯỜNG: TRIỂN KHAI CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TS. Lê Văn Hải* Tóm tắt Trong hơn hai năm qua, nhiều sự kiện lớn tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu, xuất phát từ vấn đề không phải từ tài chính đã diễn ra hết sức bất ngờ. Trước hết, đó là đại dịch COVID-19; tiếp theo đó là xung đột vũ trang tại Ukraina và những căng thẳng giữa Nga và phương Tây, từ chỗ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, hàng không và du lịch quốc tế bị ngừng trệ, đến giá dầu thô, giá khí đốt, thức ăn chăn nuôi, nhiều mặt hàng kim loại tăng cao nhất trong năm qua. Tình hình đó đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế Viêt Nam. Trong bối cảnh đó, hàng loạt quốc gia đã đưa ra các gói cứu trợ tài chính mạnh mẽ, chưa có tiền lệ, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch, thực thi một số biện pháp giảm thiểu tác động của lạm phát. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các quyết sách mạnh mẽ về chính sách tài chính - tiền tệ nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn. Bài viết tập trung đánh giá rõ thực trạng các gói cứu trợ tài chính, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách có liên quan. Từ khóa: Chính sách tài chính, diễn biến bất thường, nền kinh tế 1. TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MẠNH MẼ CỦA CÁC NỀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính các nước đã công bố và triển khai các gói tài khóa với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nền kinh tế lớn như: Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... đều liên tiếp công bố các gói hỗ trợ với quy mô trung bình tương đương 18% GDP. Tại châu Á, các nước cũng đã có các gói hỗ trợ với quy mô nhỏ hơn như: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia… * Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 254 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 khoảng 10% - 14% GDP; Trung Quốc (6,5% GDP); Việt Nam, Philippines, Indonesia có quy mô chỉ ở mức từ 1,5% - 6% GDP (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Các gói tài khóa, nhìn chung, tập trung vào 9 mục đích chính: (i) đầu tư nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và thiết bị y tế, hỗ trợ các bệnh viện mũi nhọn trong điều trị bệnh nhân COVID-19; (ii) trợ cấp trực tiếp cho người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp với các mức cụ thể khác nhau được công bố công khai, thực hiện minh bạch; (iii) chi tiền mặt hỗ trợ cuộc sống cho người dân thu nhập trung bình và thấp; (iv) cung cấp tín dụng ưu đãi của Chính phủ có lãi suất thấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản; (v) cho vay, bảo lãnh vay vốn hoặc mua lại cổ phần các công ty; (vi) cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội; (vii) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; (viii) kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu; (ix) có riêng gói an sinh xã hội cho các trường hợp đặc biệt. Chính phủ Australia công bố gói kích thích kinh tế trị giá 23 tỷ USD, bao gồm: giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, trợ cấp lương cho người học việc và thanh toán một lần bằng tiền mặt cho người nhận phúc lợi xã hội. Chính phủ Anh công bố gói cứu trợ trị giá 330 tỷ bảng Anh, tương đương 15% GDP. Chính phủ Pháp bơm 45 tỷ EUR vào nền kinh tế. Tây Ban Nha huy động các nguồn lực kinh tế lớn nhất trong lịch sử với gói cứu trợ 200 tỷ EUR, chiếm khoảng 20% GDP. Chính phủ New Zealand chi 12,1 tỷ NZD, tương đương 4% GDP, để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, tăng cường phúc lợi cho người cao tuổi, hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp và chi trả cho người lao động không thể đi làm vì bị cách ly xã hội. Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 2.200 tỷ USD, theo đó, người dân Mỹ sẽ nhận được tối đa 3.000 USD/hộ gia đình tùy theo mức thu nhập; hỗ trợ 500 tỷ USD cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19; 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn; 250 tỷ USD cho việc hỗ trợ thất nghiệp và ít nhất 100 tỷ USD cho hệ thống y tế. Fed tuyên bố cung ứng 4.000 tỷ USD hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương vượt qua cuộc chiến chống dịch COVID-19 (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Tại châu Á, đứng đầu là Quốc hội Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (tương đương 559 tỷ USD), vượt hơn rất nhiều gói kích thích kinh tế mà nước này từng đưa ra hồi Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; bao gồm: miễn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, miễn đóng phí bảo hiểm xã hội, giảm giá điện... Chính phủ Nhật Bản cũng khai thác phần còn lại của dự trữ ngân sách tài chính năm nay có trị giá khoảng 270 tỷ JPY (2,62 tỷ USD) để sử dụng cho các gói hỗ trợ kinh tế (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). Để chi tiêu từ gói ngân sách cho giảm thiệt hại từ dịch COVID-19, hầu hết, Chính phủ phải vay mượn nhiều hơn và vay với tốc độ cao chưa từng thấy trong lịch sử. Trung Quốc dự kiến phải phát hành trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ NDT. Chỉ riêng tại Mỹ, từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020, Chính phủ đã phải vay thêm 3.000 tỷ USD. Trung Quốc và Nhật Bản là 255 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hai chủ nợ lớn nhất mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Việc phải vay nhiều hơn cho chi tiêu công là cách duy nhất, không có sự lựa chọn nào khác, của các Chính phủ để vượt qua đại dịch COVID-19. Vay nhiều càng khiến thâm hụt ngân sách cao hơn, tỷ lệ nợ công so với GDP càng cao hơn (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2021). 2. TRIỂN KHAI CHÍNH S ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tài chính Chính sách tài chính tiền tệ Kinh tế vĩ mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tái cơ cấu kinh tếTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 778 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 627 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 581 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 349 0 0 -
12 trang 339 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 311 2 0 -
38 trang 286 0 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
11 trang 222 1 0
-
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 216 0 0