Danh mục tài liệu

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích về: Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó nêu lên một số bất cập trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và kiến nghị hoàn thiện về vấn đề mang thai hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Phạm Xuân Hương Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng ThắmTÓM TẮTLuật Hôn nhân và Gia đình (HN & GĐ) năm 2014 dành 7 điều (từ Điều 94 đến Điều 100) quy định vềvấn đề mang thai hộ rất rõ ràng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 60 – 80triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trên thế giới. Mang thai hộ là một trong những giải pháp mà nhiềungười lựa chọn. Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng vô sinh, vợ chồng hiếm muộn đang ngày càngnhiều và diễn biến phức tạp nên nhu cầu mang thai hộ cũng theo chiều hướng không ngừng tăngtheo. Trước đây, mang thai hộ bị pháp luật cấm nhưng đến thời điểm hiện tại pháp luật đã khôngcấm mà còn được quy định cụ thể trong luật Hôn nhân và Gia đình (HN & GĐ) năm 2014.Trong bài viết này, tác giả phân tích về: Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó nêu lênmột số bất cập trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và kiến nghị hoàn thiện về vấn đềmang thai hộ.Từ khóa: Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ, nhân đạo, thân thích, tâm lý.1 ĐẶT VẤN ĐỀTheo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo: Vô sinh và hiếm muộn là vấn đề nguy hiểm thứ 3, chỉđứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở Thế kỷ XXI và căn bệnh này dần trở nên phổ biến ở các nướcchâu Á trong đó có Việt Nam. Vô sinh được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chungsống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào màngười vợ vẫn chưa có thai. Có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảyra trong khoảng 10 -15% các cặp nam nữ muốn có con[1]. Tình trạng vô sinh và hiếm muộn dẫn đếnnhiều hậu quả nặng nề cho các gia đình và xã hội. Bên cạnh gánh nặng về chi phí theo đuổi chữatrị mà còn dẫn đến những rạn nứt về mặt tình cảm vợ chồng, đè nặng tâm lý cho các thành viên giađình và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ.Để xã hội có cái nhìn thoáng về việc vô sinh và hiếm muộn cũng như tạo cơ hội cho mỗi gia đình cómột đứa con thì Pháp luật Việt Nam đã cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mang thaihộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹcủa đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ.Theo Khoản 22 – Điều 3 luật HN & GĐ năm 2014 quy định ‚Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo làviệc người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà1454người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việclấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vàotử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con‛.Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những quy định mới được ghi nhận trong luật HN& GĐ năm 2014 là một bước đột phá trong công tác lập pháp, mở ra niềm hy vọng mới cho nhiềucặp vợ chồng vô sinh và hiếm muộn không thể sinh con[6].Mang thai hộ có ý nghĩa trong nghiên cứu, áp dụng thành tựu kỹ thuật khoa học trong y học.Mang thai hộ giúp bảo đảm thực hiện chức năng tái sản xuất con người của mỗi gia đình songsong là việc đảm bảo dân số tăng trong mức ổn định.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠOTheo Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền nhờ người mang thaihộ khi có đủ các điều kiện sau:Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh conngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo điều kiện thứ nhất thì mang thai hộ được coi làphương pháp cuối cùng để có con khi mà vợ chồng đã áp dụng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, phương pháptiêm tinh trùng vào bào tương noãn[2]… Thì phải thử tất cả các phương pháp nếu như tất cả cácphương pháp không mang lại kết quả thì các cặp vợ chồng mới được dùng đến phương phápmang thai hộ nhưng với điều kiện là phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Nếu khôngcó xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì vợ chồng vẫn phải sử dụng các phương pháp. Quyđịnh này đặt ra nhằm tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, hạn chế việc lợidụng vì mục đích thương mại khi người phụ nữ vẫn còn khả năng làm mẹ.Vợ chồng đang không có con chung. Vợ chồng không có con chung đồng nghĩa với việc chỉ ápdụng đối với cặp vợ, chồng sinh con chung lần đầu tiên. Có nghĩa là việc mang thai hộ sẽ chỉ đượcthực hiện một lần nếu thành công. Trong trường hợp nhờ mang thai hộ mà tha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: