Danh mục tài liệu

ĐIỀU TRỊ BỆNH SUYỄN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.87 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suyễn là bệnh kinh niên hành nhiều người. Tại Mỹ, cứ 100 người, có 4-5 người bị suyễn (4-5%), tiền bạc đổ ra để chữa suyễn không ít. Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tới thăm người trẻ nhiều hơn. Khoảng nửa số người bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi. Với trẻ con, suyễn là bệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ BỆNH SUYỄN BỆNH SUYỄNSuyễn là bệnh kinh niên hành nhiều người. Tại Mỹ, cứ 100 người, có 4-5 người bịsuyễn (4-5%), tiền bạc đổ ra để chữa suyễn không ít.Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tới thăm người trẻ nhiều hơn. Khoảng nửasố người bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi. Với trẻ con, suyễn làbệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất.Cơ chế chính gây suyễn là sự nhạy cảm quá đáng (hypersensitivity) của hệ thốngcác ống phổi. Thí dụ, vào mùa xuân, một người bình thường tha hồ thưởng thứccái thay hình đổi dạng của trời đất, nhìn ngắm cây cỏ thay áo mới, hít thở mộtkhông khí mới sau mùa đông ảm đạm. Nhưng nhiều người bị suyễn, khi hít thở khíxuân, trong đó có những bông phấn (pollens) bay ra từ cây cỏ, ống phổi nhạy ứng,lập tức co thắt lại, và cơn suyễn xảy ra. Nhiều chất gây nhạy ứng (gọi là allergens)có thể làm đường thở đột ngột nhạy ứng trong vòng vài phút, sau đó sự nhạy ứngcó thể kéo dài vài tuần. Nếu vô phúc lúc ấy chất gây nhạy ứng lại quá nhiều trongkhông khí, chỉ sau một lần tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễnhành mỗi ngày, trong nhiều tháng sau đó.Người ta chưa thực sự biết rõ nguyên nhân gây nên sự nhạy ứng của đường thởtrong bệnh suyễn. Giả thuyết hiện tại đ ược nhiều người tin nhất là sự viêm sưng(inflammation). Trong niêm mạc của các ống phổi, có những tế b ào đặc biệt, tiếtra các chất hóa học có tác dụng gây viêm sưng khi người bệnh suyễn tiếp xúc vớinhững chất gây dị ứng. Khi bị viêm sưng như vậy, các ống phổi co thắt, và cơnsuyễn xảy ra.Các yếu tố gây cơn suyễnMột số yếu tố có thể làm đường thở bị nhạy ứng, tạo cơn suyễn:1. Các chất gây nhạy ứng (allergens):Gần như các chất có thể gây nhạy ứng (hay dị ứng) tạo cơn suyễn đều bay lượntrong không khí. Với những người bị suyễn theo mùa (thường là trẻ con và ngườitrẻ tuổi), các chất gây dị ứng là những phấn hoa (pollens) bay ra từ cây (mùaxuân), hoặc cỏ (mùa hè) hay cỏ dại (mùa thu). Những người bị suyễn quanh năm,không theo mùa, thường là do bị nhạy ứng với những chất lúc nào cũng có trongmôi trường quanh người bệnh như lông chim chóc, lông thú vật, bụi bặm, nấmmốc (molds).Ngay sau khi ngửi phải chất gây nhạy ứng, người bị suyễn có thể nổi suyễn trongvòng vài phút, sau đó cơn suyễn dịu dần. Ở một số người, 6 đến 10 tiếng sau,suyễn công kích đợt thứ nhì.2. Thuốc dùng:Một vài loại thuốc dùng có thể gây cơn suyễn cấp tính, thí dụ như thuốc Aspirin,các “thuốc chống viêm không có chất steroid” (thường được dùng để chữa đaunhức: Advil, Motrin, Naprosyn, ...), thuốc chữa cao áp huyết (Inderal, Tenormin,Lopressor, ...).3. Ô nhiễm không khí:Trong những vùng kỹ nghệ nặng, dân cư đông đúc, thường có những chất đượcxem có thể gây suyễn như ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide.4. Những chất trong kỹ nghệ:Rất nhiều chất trong kỹ nghệ có thể gây suyễn. Trong trường hợp này, suyễn đượcxem là một trong những bệnh gây do nghề nghiệp. Người bị suyễn gây bởi nhữngchất hiện diện nơi sở làm, lúc mới tới sở thì còn khỏe lắm, chưa có triệu chứng,sau đó triệu chứng từ từ xuất hiện vào lúc sắp xong việc, nặng dần sau khi rời sởlàm, rồi lại lặng lẽ bớt dần. Thường nhiều người trong sở cũng có những triệuchứng tương tự.5. Nhiễm siêu vi (virus):Nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp (cảm, cúm) được xem là tác nhân hay gây cơnsuyễn cấp tính nhất. Suyễn nổi dậy sau khi bị cảm hay cúm có thể kéo dài từ 2 đến8 tuần lễ. Người ta nghĩ rằng khi bị cảm hay cúm, siêu vi làm đường thở bị viêmsưng, khiến các ống thở trở thành nhạy ứng hơn đối với các tác nhân gây dị ứngbên ngoài (giống như một người có sẵn chuyện buồn bực trong nhà, dễ nổi nóngvới các bạn đồng sở, dù với một câu bông đùa thường ngày người ấy vẫn xem làrất có duyên).Hiện tượng này xảy ra cho cả người bình thường không bị suyễn. Sau một cơncảm hay cúm, một người bình thường không bị suyễn cũng có thể ho liên miên từ2 đến 8 tuần (người bệnh bực bội, mà bác sĩ cũng khổ: người bệnh đòi trụ sinh choho mau hết, bác sĩ biết rõ trụ sinh cũng chẳng ăn thua gì trong trường hợp này, chỉbiết đem sách vở ra giảng giải, người bệnh không tin, đi bác sĩ khác xin trụ sinh,thì đúng lúc ho cũng đã đến lúc hết. Người bệnh từ đó đâm ra tin rằng phải có trụsinh khi bị cảm, cảm mới mau đi). Người bị suyễn hàng năm nên chích ngừa cúm(flu) trong khoảng tháng 10-11 để tránh bị cúm. Còn cảm (cold), cho đến nay vẫnchưa có thuốc ngừa.6. Vận động:Vận động cũng rất hay gây cơn suyễn cấp tính. Chạy làm nổi suyễn nhiều hơn đi.Chơi thể dục, thể thao trong khí lạnh (ice hockey, ice skating) l àm nổi suyễn nhiềuhơn trong một môi trường ấm áp.Triệu chứngTriệu chứng của suyễn chẳng xa lạ gì với người bị... suyễn nặng: ho, khò khè, khóthở, ngực như bị ép chặt (chest tightness). Trong trường hợp điển hình, suyễn làbệnh lúc ẩn lúc hiện, và các triệu chứng đều đồng thanh làm khổ người bệnh. Khilên cơn suyễn, đầu tiên người bệnh cảm thấy ngực bị siết lại, và ho khan. Sau đó,người bệnh ngộp thở, thở nhanh để cố hít lấy dưỡng khí, tim đập như trống làng,thở ra hít vào đều có tiếng khò khè. Nếu cơn suyễn bớt dần, cơn suyễn sẽ chấmdứt với một tràng ho khạc ra đàm đặc, có dây. Nếu chẳng may cơn suyễn kéo dàivà nặng dần, người bệnh càng lúc càng thở khó hơn, phải sử dụng cả đến nhữngbắp thịt thở phụ ở cổ và ngực để thở. Người bệnh càng lúc càng mệt, thở yếu dần,tiếng khò khè cũng yếu đi. Người bệnh ở trong tình trạng chỉ mành treo chuôngnếu không được chữa trị khẩn cấp. Một đặc điểm của bệnh suyễn là các cơn suyễnhay xảy ra về đêm, làm ta phải thức dậy để thở, khò khè.Nhiều người bị suyễn không lên những cơn suyễn với các triệu chứng điển hìnhho, khò khè, khó thở tả trên, nhưng cứ ho khan lai rai nhiều tháng hay năm, hoặckhó thở khi vận động. Người ho hoài, ho mãi, nếu không tìm thấy nguyên nhânnào rõ rệt khác có thể giải thích cái ho, thường là ho do bị suyễn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: