Danh mục tài liệu

Dinh dưỡng và sức khỏe part 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.20 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn. Tương tác giữa thức ăn và dược phẩm Nếu thức ăn là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể thì dược phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Cơ thể cần được đáp ứng cả hai nhu cầu này, nhưng nếu việc sử dụng không thích hợp sẽ có thể có những hậu quả không tốt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe part 2Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới cóthể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn.Tương tác giữa thức ăn và dược phẩmNếu thức ăn là nhu cầu thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể thì dược phẩm có vai trò rất quantrọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.Cơ thể cần được đáp ứng cả hai nhu cầu này, nhưng nếu việc sử dụng không thích hợp sẽcó thể có những hậu quả không tốt. Mối quan hệ t ương tác giữa thức ăn và dược phẩmhiện đang được nghiên cứu rộng rãi, vì trong những thập niên vừa qua, sự tiêu thụ dượcphẩm đã tăng và tai biến do việc sử dụng dược phẩm cũng xảy ra rất nhiều.Dược phẩm là những chất hóa học hoặc những chất được bào chế từ thảo mộc, được dùngvào mục đích trị bệnh. Dược phẩm cũng được dùng để phòng ngừa một số bệnh.Dược phẩm được đưa vào cơ thể sẽ trải qua ba giai đoạn sau đây:1. Hòa tan trong hệ tiêu hóa.2. Được hấp thụ vào máu, chuyển đến các tế bào.3. Gây tác dụng để tạo ra những đáp ứng của cơ thể.Dược phẩm được phân phối nhiều nhất vào các cơ quan như tim, gan, thận, não bộ. Mộtphần ít hơn đi vào thịt, da, mỡ.Dược phẩm có thể làm tăng hoặc giảm sự dinh dưỡng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡngcủa người bệnh có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng hay độc tính của dược phẩm.Thức ăn có thể làm chậm hoặc gây khó khăn cho sự hấp thụ dược phẩm, làm cho sựchuyển hóa dược phẩm nhanh hoặc chậm hơn, và đôi khi có thể ngăn chặn tác dụng củadược phẩm.Ngược lại, dược phẩm có thể làm giảm khẩu vị, làm thực phẩm trở nên khó tiêu, khó hấpthụ hoặc làm thất thoát vitamin, muối khoáng qua sự bài tiết nước tiểu. Hậu quả là tìnhtrạng suy dinh dưỡng của cơ thể.A. Ảnh hưởng của dược phẩm đối với thức ăn1. Ảnh hưởng đến sự ăn uốngMột số dược phẩm có tác dụng làm giảm khẩu vị, làm mất đi sự ngon miệng. Tác dụngkhông tốt này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.Các dược phẩm sau đây đã được biết là làm giảm sự ngon miệng: sulfasalazine(Salazopyrin) trị bệnh thấp khớp, colchicine trị thống phong, chlorpropamide (Diabinese)trị tiểu đường, thuốc hạ huyết áp furosemide, hydralazine, hydrochlorothiazide, thuốc trịsuy tim Digitalis, thuốc an thần temazepam, thuốc trị kinh phong Tegretol(Carbamazepine). Đặc biệt là các hóa chất trị ung thư khiến người bệnh buồn nôn, giảmvị giác, thấy thức ăn không còn hấp dẫn.Các thuốc làm giảm hoặc thay đổi vị giác thì rất nhiều. Sau đây là một số thông dụngnhất: thuốc an thần meprobamate, triazolam (Halcion), thuốc chống trầm cảm Lithium,thuốc trị kinh phong Phenytoin (Dilantin), thuốc kháng nấm griseofulvin...Thuốc làm tăng sự thèm ăn như cyproheptadine (Periactin) giúp ăn ngon hơn và tăng cân.Ngược lại, thuốc amphetamine lại làm giảm sự thèm ăn, nên được dùng để người mậpmuốn giảm ký.Các thuốc vừa kể trên đều có tác dụng phụ nguy hiểm nên cần được dùng dưới sự hướngdẫn của bác sĩ.2. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ănHầu hết sự hấp thụ dược phẩm và thức ăn đều diễn ra ở ruột non. Do đó, một số dượcphẩm có thể làm giảm khả năng hấp thụ của niêm mạc ruột và dạ dày, giảm thời gianthực phẩm nằm trong ruột.Lấy một thí dụ là loại dầu khoáng chất (mineral oil) được dùng làm thuốc nhuận tràng,được bán tự do không cần đơn thuốc của bác sĩ, và nhiều người rất thường dùng để thôngđại tiện. Sau khi uống, thuốc này hòa lẫn với thực phẩm đã tiêu hóa, đi vào dạ dày vàruột, làm lòng ruột trơn nhờn. Một số vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, E, K sẽhòa vào dầu thuốc, thoát ra khỏi ruột mà không được hấp thụ. Hậu quả là cơ thể sẽ thiếuvitamin nếu ta dùng dầu xổ này quá thường xuyên.Một số dược phẩm làm giảm tác dụng của một vài men tiêu hóa, do đó làm giảm sự hấpthụ thực phẩm. Chẳng hạn như các thuốc làm giảm cholesterol và kháng sinh neomycinlàm giảm tác dụng của mật, gây khó khăn cho sự tiêu hóa các thức ăn có chất béo. Và khichất béo không được hấp thụ, thì các vitamin hòa tan trong mỡ sẽ mất đi.Thuốc Cimetidine (chữa loét dạ dày) làm giảm acid trong bộ máy tiêu hóa, đưa đến giảmhấp thụ vitamin B12 vì nó ngăn cản sự giải phóng loại vitamin này ra khỏi thực phẩm.Trường hợp thuốc giảm đau aspirin và các dược phẩm có chứa acid cũng rất đáng lưu ý.Các thuốc này làm hư hao niêm mạc dạ dày và ruột, làm giảm sự hấp thụ thực phẩm ởcác bộ phận này, nhất là khoáng calci và sắt.Thuốc Neomycin làm thay đổi cấu trúc của niêm mạc khiến sự hấp thụ chất đạm, béo vàcác muối natri, kali bị trở ngại. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc thì mọi việc sẽ trở lại bìnhthường.3. Ảnh hưởng tới sự chuyển hóa và thải chất cặn bãSau khi hấp thụ, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và các phần tửcăn bản để cấu tạo tế bào.Sự chuyển hóa các chất xảy ra khi có sự xúc tác của các men tiêu hóa. Tuy chỉ với mộtlượng rất nhỏ, nhưng men có thể thúc đẩy các phản ứng sinh học mà không bị mất đi.Men được sản xuất từ trong hoặc ngoài tế bào với sự hiện diện của vài phần tử dinhdưỡng như vitamin.Một số dược phẩm ngăn chặn s ...