Danh mục tài liệu

Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam" tập trung phân tích đặc trưng các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại địa phương và đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Quang Vũ1, Nguyễn Văn Thanh2, Tóm tắt: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quảng Nam là địa phương đang thực hiện việc quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn như phát triển sản phẩm OCOP (One Commune One Product), du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của vùng nông thôn. Bài viết tập trung phân tích đặc trưng các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại địa phương và đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trong tương lai. Từ khóa: du lịch làng nghề, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời với nhiều giá trị lịch sử, giá trị vănhóa. Nông nghiệp đã gắn bó với người dân Việt Nam, nền văn hóa nông nghiệp lúanước đã trở thành nét phong tục tập quán của người Việt. Trải qua bao thăng trầm củalịch sử, kinh tế nông nghiệp dần có sự chuyển hướng, cơ cấu kinh tế từ sản xuất nôngnghiệp đang dần chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Vị trí ngành nôngnghiệp đang dần mất vị thế. Bên cạnh đó, các mối quan tâm về sự thay đổi cơ cấu hệthống kinh tế tại nông thôn sẽ phá vỡ các truyền thống văn hóa tại các làng, bản, địaphương. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, việc kết hợp phát triển du lịch gắn với xâydựng nông thôn mới được ưu tiên phát triển bởi thông qua du lịch có thể lưu giữ đượcnhững nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn hiệnvẫn còn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn. Phát triển một cách bền vững làhướng phát triển giúp cho Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệuquả và đạt được thành công. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giớilà phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Hơn nữa, Quảng Nam được du khách biếtđến với nhiều điểm du lịch làng nghề truyền thống: làng làm lồng đèn Minh An, làng1 Nghiên cứu sinh Trường Du lịch - Đại học Huế; Giảng viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.2 Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 375gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế… Tuy nhiên, việc chậm đổimới trong đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tại các làng nghề, chưa khai thác đúng thếmạnh sẵn có trên chất liệu các giá trị làng nghề ở “xứ Quảng” thời gian qua chưa thựcsự lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước. Định hướng phát triển du lịch tạicác làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới là tìm hướng đi thích hợp để khai tháctốt tiềm năng du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận lao động trẻ, chuyểndịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ cácsản phẩm của làng nghề địa phương và cũng là việc thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônphát động thực hiện trên phạm vi cả nước. Quy hoạch và phát triển làng nghề truyềnthống phục vụ hoạt động du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại Quảng Nam sẽgóp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, thúc đẩy hoạt động kinh tế và nâng cao đời sốngcủa cộng đồng địa phương tại đây.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làng nghề truyền thống tại Quảng Nam rất phong phú, đa dạng, mang đậm nétvăn hóa dân tộc. Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn nói chung và làngnghề nói riêng giữ vai trò quan trọng trong phát triển ở khu vực nông thôn. Cùng vớiđó, phát triển làng nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnhquan, không gian và môi trường, xây dựng thôn, bản, làng văn hóa, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững. Xuất phát từ vai trò của việc pháttriển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam, bàiviết tập trung vào việc tìm hiểu các lý luận về làng nghề có phục vụ hoạt động du lịch,chương trình xây dựng nông thôn mới; khái quát thực trạng khai thác du lịch tại cáclàng nghề địa phương và qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch gắn vớixây dựng nông thôn mới tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.2.2. Đối tượng nghiên cứu Bài viết tập trung nghiên cứu vào các làng nghề truyền thống có phục vụ hoạtđộng du lịch tại tỉnh Quảng Nam với bối cảnh gắn liền với chủ trương xây dựng nôngthôn mới đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Các làng nghề truyền thống cóphục vụ hoạt động du lịch và đang nằm trong việc quy hoạch phát triển gắn với xâydựng nông thôn mới tại địa phương là đối tượng nghiên cứu chính của bài viết.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Tổng quan nghiên cứu Làng nghề và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong khu vực và trên thếgiới có vai trò quan trọng và luôn mang tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triểndu lịch. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cùng với ngành du lịch hiện đại phát triển376 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề phục vụ du lịch là phổ biến. Nhiều nhàkhoa học tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan ...

Tài liệu có liên quan: