Danh mục tài liệu

Đối chiếu văn hóa khi giao tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.47 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao tiếp là quá trình hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này với người kia, giữa cá nhân với số đông hoặc ngược lại và trong chính bản thân của mỗi người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu văn hóa khi giao tiếp trong tiếng Việt và tiếng AnhĐỐI CHIẾU VĂN HÓA KHI GIAO TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANHBước 1: Miêu tả Giao tiếp là quá trình hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này với người kia, giữa cá nhân với số đông hoặc ngược lại và trong chính bản thân của mỗi người. Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao tiếp sẽ có chung một quan điểm, một nội dung, trên cơ sở các thông tin đề cập, nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Qúa trình giao tiếp bị chi phối bởi: Chủ thể giao tiếp, Mục đích giao tiếp, Nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, cách thức giao tiếp (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ)… Văn hóa giao tiếp là phạm trù mang tính xã hội, mà trong đó yếu tố văn hóa chỉ được đề cập đến trong phạm vi hạn hẹp, đó là trong lĩnh vực giao tiếp. Đó là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…Văn hóa giao tiếp của người Anh Giao tiếp theo lối phương Tây hiện đại phát triển. Đề cao tính cá nhân, coi trọng quyền riêng tư. Tính cách dân tộc trong giao tiếp: Ưa giao tiếp, Rất tự tin thể hiện cá tính để được khẳng định mình.. Lạnh lùng, thực tế, thích ngắn gọn, đơn giản, hợp lý. Lịch lãm, có văn hoá, trong quan hệ thường biểu hiện sự dè dặt, giữ ý tứ, họ thường có thái độ nghiêm nghị trong khi trò chuyện, rất ghét thói ba hoa, thích sự chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ. chú ý đến nếp sống văn minh, lịch sự ở nơi công cộng, họ tuân thủ nghiêm túc các luật lệ của xã hội, có ý thức tự giác cao Cách thức giao tiếp: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp. Ngôn ngữ giao tiếp: Đa số sử dụng tiếng Anh (ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết), hay hành động phi ngôn ngữ Tâm lý giao tiếp:  Cách vào đề: Chào hỏi, bắt tay, thể hiện tình cảm, tạo ấn tượng ban đầu, đẫn dắt vấn đề tùy thuộc vào mục đích, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.  Chủ đề giao tiếp: Đề tài nói chuyện của người Anh thường là những vấn đề mang tính chung chung, những chủ đề liên quan đến lịch sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược, thể thao (đặc biệt bóng đá, boxing), thời tiết.  Yếu tố lịch sự: Giao tiếp có tính lịch sự cao. Khi giao tiếp người Anh có quy định rõ ràng, theo kế hoạch không thích “mặc cả” nói đi nói lại vấn đề không thích hay đã thống nhất. Họ thường có thái độ nghiêm nghị trong khi trò chuyện, rất ghét thói ba hoa, thích sự chính xác, thực tế. Rất y tín và chụi trách nhiệm về lời nói của mình Yếu tố tình cảm: Người Anh trực tính, thực tế, tình cảm rõ ràng Phong cách giao tiếp: nói vừa phải, kiểm soát được giọng nói của mình, thông minh, tư duy chặt chẽ, nhanh nhạy, phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch sòng phẳng và dứt khoát thích đi thẳng vào vấn đề. Luôn đúng giờ, thân trọng trong giao tiếp nhưng hay tranh luận, trong tranh cãi thường có cử chỉ mạnh Những yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp: Người Anh có kỹ năng giao tiếp khá tốt, nên hiệu quả giao tiếp thường cao, Người Anh không thích câu nệ hình thức trong giao tiếp . Coi trọng tính hiệu quả.Văn hóa giao tiếp của người Việt Giao tiếp theo lối phương Đông truyền thống. Đề cao trữ tình, coi trọng tính cộng đồng. Tính cách dân tộc trong giao tiếp: Vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè, khá thân thiện trong giao tiếp, khiêm nhường, cần cù, ham học hỏi. Vì trọng tình nên người Việt Nam thường lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười.... Cách thức giao tiếp: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ giao tiếp: Đa số sử dụng tiếng Việt (Kinh) Tâm lý giao tiếp:  Cách vào đề: Chào hỏi, thể hiện tình cảm: “miếng trầu là đầu câu chuyện” tạo ấn tượng ban đầu, đẫn dắt vấn đề tùy thuộc vào mục đích, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.  Chủ đề giao tiếp: Những chủ đề ưa thích của người Việt: Chuyện cá nhân, gia đình, hôn nhân, việc làm… chuyện mới diễn ra ở cộng đồng địa phương.  Yếu tố lịch sự: Quan trọng lễ nghi, tôn ti trật tự.Khi giao tiếp xưng hô theo thứ bậc rõ ràng…  Yếu tố tình cảm: Người Việt thường bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, dùng đại từ thân tộc. ...