Danh mục tài liệu

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lựcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 60-68This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0130ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCĐặng Văn ĐứcKhoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực làmột trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách đối với Trường Đại học Sư phạmHà Nội trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàndiện nền giáo dục Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốctế.Từ khóa: Đổi mới, Chương trình đào tạo, giáo viên, năng lực sư phạm.1.Mở đầuTrong những thập kỉ gần đây, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng pháttriển năng lực đang được nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. “Giáodục dựa trên năng lực đã trở thành một chủ đề nóng trong giáo dục đại học và ngày càng trở nênphổ biến như là tìm kiếm cách để cải thiện khả năng hoàn thành và đo lường chính xác hơn kết quảhọc tập của sinh viên. Nó có vẻ đáng giá để xác định những gì dựa trên năng lực học tập và làmthế nào nó có thể đem lại lợi ích cho giáo dục đại học” (Dr. Robert Mendenhall).Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Tiếp tục đổimới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnphẩm chất, năng lực của người học”.Trong thời gian qua Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều đổi mới về chương trình,nội dung, phương pháp dạy học, kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông qua các đợt thực tế,thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, góp phần tích cực vào quá trình đổimới nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trườngvẫn chưa tiến kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.Vì vậy, đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực sư phạm nhằm đápứng yêu cầu xã hội và đổi mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết đối vớiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới.Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com60Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái niệm năng lực và năng lực sư phạm2.1.1. Khái niệm năng lựcNăng lực là một thuật ngữ được sử dụng cả trong khoa học và trong ngôn ngữ hàng ngày.Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”. Ngày nay khái niệmnăng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năngthực hiện của cá nhân đối với một công việc.- Theo John Erpenback, “Năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng,được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua ý chí”.- Năng lực là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết cáctình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cáchgiải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt (Weinert2001).- Ủy ban châu Âu (Cedefop 2008) định nghĩa kĩ năng và năng lực như sau: kĩ năng là khảnăng thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề trong khi năng lực là khả năng áp dụng kết quảhọc tập. Do đó, năng lực là một khái niệm rộng lớn hơn mà thực sự có thể bao gồm các kĩ năng(cũng như thái độ, kiến thức v.v. . . ), kĩ năng và năng lực thế kỉ XXI là những yêu cầu đối với ngườitrẻ tuổi phải có để làm việc hiệu quả của một công dân trong xã hội tri thức của thế kỉ XXI [16].- Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lựcxã hội; năng lực cá thể. Các thành phần năng lực này “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động.Hình 1. Mô hình năng lực [5]Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực khôngchỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng mà còn phát triểnnăng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rờinhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợpcác năng lực này.Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành độnggiải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong nhữngtình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sànghành động. Dưới đây là mô hình bốn th ...

Tài liệu có liên quan: