Danh mục tài liệu

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 77.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ kết quả khảo sát thực trạng đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) của trường Trung học cơ sở (THCS) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nghiên cứu các tiêu chí, cách thức đánh giá, đối tượng đánh giá, bước đầu, chúng tôi đề xuất một số nội dung, cách đánh giá, cho điểm và đối tượng tham gia đánh giá, góp phần giúp cho việc đánh giá CBQL trường THCS hiện nay đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 40-47 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Trần Thế Lưu Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Từ kết quả khảo sát thực trạng đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) của trường Trung học cơ sở (THCS) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nghiên cứu các tiêu chí, cách thức đánh giá, đối tượng đánh giá, bước đầu, chúng tôi đề xuất một số nội dung, cách đánh giá, cho điểm và đối tượng tham gia đánh giá, góp phần giúp cho việc đánh giá CBQL trường THCS hiện nay đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ. Từ khóa: Đổi mới, quản lí, giáo dục, đánh giá cán bộ, trung học cơ sở. 1. Mở đầu a. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt [3]. Phát triển định hướng đó, “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020” theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định: “đổi mới quản lí giáo dục được xem là giải pháp mang tính đột phá hàng đầu”. Một phần quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới mang tính đột phá ấy được xác định rõ trong nội dung đổi mới quản lí giáo dục: “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra” [2; mục V.1.b.]. Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT về Chuẩn Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở (THCS), Trường trung học phổ thông (THPT) và Trường phổ thông có nhiều cấp học [1], trong đó nêu rõ tính cần thiết và các tiêu chí đánh giá cán bộ quản lí (CBQL) trường học. Thông tư ra đời đã có sự tác động tích cực đến việc tự rèn luyện, nâng cao trình độ trong đội ngũ Ngày nhận bài: 11/12/2013 Ngày nhận đăng: 29/2/2014 Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail: luutranthe59@gmail.com 40 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lí trường trung học cơ sở ở các tỉnh... cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [4], một số tiêu chí không còn phù hợp, cần có sự bổ sung, đổi mới cả về nội dung và hình thức đánh giá để đáp ứng kịp thời yêu cầu của giáo dục hiện nay. b. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích trên 30 nghìn km2 (chiếm 9,2% diện tích cả nước), dân số (năm 2008) có 14,7 triệu người (chiếm 17,7% dân số cả nước), tỉ lệ đô thị hoá đạt 48% (bằng 1,8 lần trung bình cả nước). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước: là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp dịch vụ, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Với vị thế như vậy, vùng kinh tế trọng điểm này càng cần được đầu tư phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những biện pháp để thực hiện điều đó là phát triển giáo dục, nâng cao năng lực nhà giáo và CBQL giáo dục. Đổi mới việc đánh giá CBQL trường học là một trong những công tác then chốt tạo động lực phát triển nâng cao năng lực của CBQL hiện nay. Trong đó, đối tượng CBQL trường THCS là đội ngũ đông đảo, có ảnh hưởng lớn. Đánh giá CBQL trường THCS giữ một vai trò to lớn và hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ; đánh giá chính xác, khách quan là căn cứ quan trọng cho công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường. Qua đó, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lí của đội ngũ CBQL trường THCS hiểu rõ hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, biện phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: