Danh mục tài liệu

Đổi mới thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này thông qua việc phân tích thực trạng đổi mới thể chế kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu cần đổi mới trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 ĐỔI MỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM INSTITUTIONAL REFORM OF MARKET ECONOMY IN VIETNAM GS.TS. Lê Thế Giới Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ltgioi@ac.udn.vn TÓM TẮT Sau ba mươi năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế chỉ huy bởi nhà nước sang cơ chế thị trường đã có những thành tựu đáng kể, nhưng cũng gặp nhiều thách thức và bất cập trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Đổi mới thể chế kinh tế thi ̣ trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử. Việc nhận thức về nền kinh tế thi ̣ trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận và đúc kết từ thực tiễn. Bài viết này thông qua việc phân tích thực trạng đổi mới thể chế kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu cần đổi mới trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Nền kinh tế thị trường; thể chế; thể chế kinh tế; đổi mới thể chế kinh tế; đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ABSTRACT After thirty years of transformation from economic management mechanism commanded by state to the market mechanism has made remarkable achievements, but also face many challenges and shortcomings in the context of world economic integration. The institutional Innovation socialist-oriented market economy is a complex issue both in theory and in practice and there is no precedent in history. The awareness about the socialist-oriented market economy is a process of theoretical studies and practices drawn from. This article through the analysis of the current status of institutional innovation for market economy in our country and contribute to clarifying major issues need institutional innovation in the socialist-oriented market economy. Key Words: Market economy; institutions; economic institutions; economic institutional innovation; institutional innovation based socialist-oriented market economy.1. Giới thiệu Thể chế kinh tế có tác động rất lớn tới sức cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh tế, tới cácquyết định đầu tư, tổ chức quá trình kinh doanh. Ngoài ra, thể chế kinh tế còn giữ vai trò trung tâmtrong chính sách, chiến lược phân phối lợi ích và chia sẻ chi phí xã hội. Vai trò của thể chế phụ thuộclớn vào chất lượng của khuôn khổ pháp luật; sự điều tiết theo các chức năng của chính phủ vào thịtrường, mức độ tự do hóa và hiệu quả hoạt động của thị trường. Tình trạng quan liêu hay can thiệp quámức, tham nhũng, thiếu trung thực trong thực hiện các hợp đồng mua sắm công, hoặc thiếu minh bạch,công khai, sự phụ thuộc lớn của hệ thống tư pháp có thể khiến chi phí kinh doanh trở nên đắt đỏ và cảntrở phát triển của nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu đổi mới thể chế kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Khái niệm về thể chế và thể chế kinh tế2.1.1. Thể chế Thorstein Veblen (1914) cho rằng, thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xácđịnh hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơbản, và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế.310 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG North D. (1991), thể chế bao gồm “luật chơi” (rules of the games) hay phức hợp các tiêu chuẩn,quy tắc và ứng xử (complex of norms, rules andbehavior) phục vụ cho một mục đích tập thể (A. deJanvry et al., 1993), phản ánh quan hệ giữa các cá nhân bằng cách giúp họ tạo ra sự lựa chọn hợp lýtrong quan hệ với người khác (Hayami Y, Ruttan V., 1985), “cách chơi” (cơ chế/chế tài thực thi) và“người chơi” (con người, tổ chức gắn với hành vi của họ). Một cách chính thức (North D. 1991, 1997 – Giải Nobel 1993), thể chế bao gồm những ràngbuộc phi chính thức (điều thừa nhận, cấm đoán theo phong tục, tập quán, truyền thống và đạo lý),những quy tắc chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu) và hiệu lực thực thi chúng. Như vậy, chủ thểtrong thực thi thể chế có thể là tổ chức (hộ gia đình, doanh nghiệp,...) mà cũng có thể không phải là tổchức (tiền tệ, luật pháp, thị trường...). Thể chế có thể chính thức (formal) (như gia đình, doanh nghiệp,tiền tệ...), mà cũng có thể phi chính thức (informal) (như giá trị, ý thức hệ, phong tục...). Như vậy, thể chế là các định chế nền tảng tạo thành khuôn khổ pháp lý cho các quan hệ của conngười, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chíchung của cộng đồng x ...

Tài liệu có liên quan: