Danh mục tài liệu

Đóng góp của tầng lớp trí thức đối với phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh (1930–1945)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 826.01 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đóng góp của tầng lớp trí thức đối với phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh (1930–1945) tập trung phân tích những đóng góp của tầng lớp trí thức đối với phong trào cách mạng ở một địa phương có tính điển hình là Hà Tĩnh từ 1930 đến 1945 trên các khía cạnh: quá trình chuyển biến của trí thức trở thành những cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Cộng sản các cấp, góp phần tạo ra sự chuyển biến của phong trào cách mạng Hà Tĩnh những năm 1930–1939 và là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của tầng lớp trí thức đối với phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh (1930–1945) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 93–106; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6294 ĐÓNG GÓP CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở HÀ TĨNH (1930–1945) Đỗ Mạnh Hùng* Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt NamTóm tắt. Tầng lớp trí thức có một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945.Đây là vấn đề khoa học thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Bài viết tậptrung phân tích những đóng góp của tầng lớp trí thức đối với phong trào cách mạng ở một địa phương cótính điển hình là Hà Tĩnh từ 1930 đến 1945 trên các khía cạnh: quá trình chuyển biến của trí thức trở thànhnhững cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Cộng sản các cấp, góp phần tạo ra sự chuyển biến của phong tràocách mạng Hà Tĩnh những năm 1930–1939 và là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạngtháng Tám 1945 tại địa phương. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định quan điểm, chính sách đúngđắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tầng lớp trí thức.Từ khóa: đóng góp, trí thức, Hà Tĩnh1. Đặt vấn đề Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Con ngườiHà Tĩnh cần cù lao động, giàu lòng yêu nước, chân chất thuỷ chung, thông minh và hiếu học.Nơi đây đã cống hiến cho đất nước rất nhiều nhân tài hào kiệt, trong đó có tầng lớp trí thức vớinhững đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc và quê hương. Do đó, khi nói đến Hà Tĩnh, đến lịchsử và văn hoá Hà Tĩnh là phải nói đến sự đóng góp của đội ngũ trí thức với vai trò tiên phongvà những giá trị của các hoạt động do tầng lớp này tạo ra. Đội ngũ đó bao gồm trí thức Nho họccấp tiến, quan lại, trí thức làm việc trong các công sở, bộ máy chính quyền của chế độ thực dân;là giáo viên, sinh viên, học sinh, là nhà văn, nhà báo,, v.v. Lịch sử đấu tranh của Hà Tĩnh từ1930 đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã khẳng định vai trò của trí thức đối với tiến trình pháttriển của lịch sử dân tộc và địa phương trong một thời kỳ lịch sử có những nét đặc thù.2. Nội dung2.1. Quan niệm về tầng lớp trí thức Một trong những đặc điểm của tầng lớp trí thức là sớm nhận ra quy luật vận động của lịchsử, đi đầu trong các phong trào cách mạng. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Văn Khánh viết: “Là*Liên hệ: hungdhsphue@gmail.comNhận bài: 20-4-2021; Hoàn thành phản biện: 12-5-2021; Ngày nhận đăng: 20-5-2021Đỗ Mạnh Hùng Tập 130, Số 6B, 2021những người có hiểu biết cao so với tầng lớp xã hội khác, trí thức rất nhạy bén trong việc tiếp nhận các tràolưu tư tưởng và quan điểm chính trị mới. Họ thường đóng vai trò lực lượng “châm ngòi”, “ngòi nổ” củanhiều biến cố chính trị và các phong trào xã hội. Tình hình đó đã được nhiều nước trên thế giới chứng minhlà đúng đắn [8, Tr. 19]. Tầng lớp trí thức Việt Nam ở những thời kỳ khác nhau có thể có những đặcđiểm khác nhau về hoàn cảnh xã hội, về nhiệm vụ lịch sử, về cách thức tư duy và hành động,nhưng đặc điểm chung nhất giữa các thế hệ trí thức Việt Nam là “sự gắn bó máu thịt của trí thứcViệt Nam với dân tộc, v.v. Họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử: hưng thịnh hay suy vong, vinhquang hay tủi nhục, thất bại hay thành công” [9, Tr. 5]. Ở nhiều thời kỳ lịch sử, với nhãn quan chínhtrị sắc bén của mình, tầng lớp trí thức chính là lực lượng tiên phong, lãnh đạo các phong trào, cáccuộc cách mạng xã hội. Tầng lớp này luôn gắn bó cùng đất nước trên một tinh thần dân tộc sâunặng. Trọng nghĩa khinh tài, khí khái, dấn thân, đặc điểm đó nhiều ít thể hiện ở mỗi người khácnhau, nhưng cái chung của họ luôn là gắn bó máu thịt với quốc gia dân tộc, quê hương. Dưới thời thuộc địa, sự thay đổi trong nội dung giáo dục cũng làm cho khối lượng kiếnthức và trình độ hiểu biết của tầng lớp trí thức Tây học phong phú hơn, toàn diện hơn so với tầnglớp trí thức Nho học. Mục đích ban đầu của tầng lớp trí thức Tây học là học tập để tìm được việclàm kiếm sống, nhưng dần dần với trình độ tân học ngày càng cao, với việc tiếp nhận các họcthuyết tư tưởng tiến bộ, với sự mở rộng các lĩnh vực học thuật để hòa nhập được với văn hóa thếgiới, tầng lớp trí thức dần ý thức được vai trò của mình trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.2.2. Hà Tĩnh – nơi sản sinh đông đảo tầng lớp trí thức yêu nước Quá trình hình thành đội ngũ trí thức Hà Tĩnh có thể nói là gắn với hình ảnh ông đồNghệ – biểu tượng của người giàu chữ nghĩa, giỏi văn chương. So với kinh kỳ, tứ trấn thì tầnglớp trí thức Hà Tĩnh xuất hiện muộn hơn. Năm Ất Mão (1075), nhà Lý mở khoa thi M ...

Tài liệu có liên quan: