Danh mục tài liệu

ệ thống phun xăng K-JETRONIC (phần 1)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.56 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống phun xăng K-Jetronic là hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phun xăng điện tử hiện đại ngày nay.Hệ thống phun xăng K-Jetronic là hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phun xăng điện tử hiện đại ngày nay. Các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống phun xăng cóthể tóm lược như sau: · Được điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí- thuỷ lực. · Không cần những dẫn động của động cơ, có nghĩa là động tác điều chỉnh lưu lượng xăng phun ra do chính độ chân không trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ệ thống phun xăng K-JETRONIC (phần 1) ệ thống phun xăng K-JETRONIC (phần 1)Hệ thống phun xăng K-Jetronic là hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phunxăng điện tử hiện đại ngày nay.Hệ thống phun xăng K-Jetronic là hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phunxăng điện tử hiện đại ngày nay. Các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống phun xăng cóthể tóm lược như sau:· Được điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí- thuỷ lực.· Không cần những dẫn động của động cơ, có nghĩa là động tác điều chỉnh lưulượng xăng phun ra do chính độ chân không trong ống hút điều khiển.· Xăng phun ra liên tục và được định lượng tuỳ theo khối lượng không khí nạp. Hệ thống phun xăng K-Jetronic1. Hệ thống nhiên liệuHệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao từ thùng chứađến các vòi phun để phun vào các xylanh với tỷ lệ thích hợp phù hợp với các chếđộ làm việc của động cơ.Hệ thống nhiên liệu bao gồm thùng chứa nhiên liệu, bơm nhiên liệu, bộ tích năng,lọc nhiên liệu, bộ điều áp, bộ định lượng và phân phối nhiên liệu, các vòi phunxăng và vòi phun khởi động lạnh.Bơm xăng điện bơm xăng từ thùng chứa đến bộ tích năng, xuyên qua bầu lọc xăngđến bộ phân phối. Từ bộ này xăng chảy tiếp đến các vòi phun xăng, các vòi phunnày phun xăng liên tục vào các cửa nạp của động cơ. Xăng phun vào trộn lẫn vớikhông khí thành khí hỗn hợp, đến lúc xupáp hút mở, khí hỗn hợp sẽ được nạp vàoxylanh động cơ.Bộ điều áp xăng bố trí bên trong bộ phân phối có tác dụng duy trì áp suất xăngcung cấp ở mức cố định và đưa số xăng thừa trở lại thùng chứa.1.1. Bơm nhiên liệuBơm nhiên liệu có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng xăng và cung cấp dưới một ápsuất nhất định đến bộ tích năng, lọc nhiên liệu và đến bộ phân phối.Bơm nhiên liệu là bơm điện thuộc loại bơm dùng bi gạt được dẫn động nhờ độngcơ điện nam châm vĩnh cửu. Đĩa rôto được ráp lệch tâm trong vỏ bơm. Quanh chuvi đĩa có các hốc lõm chứa bi gạt. Khi rôto quay, lực ly tâm sẽ ấn các bi gạt vàovách vỏ bơm để bao kín và bơm xăng đi từ lỗ hút ra lỗ thoát. Bơm nhiên liệu1 – Van giới hạn áp suất; 2 – Bi gạt; 3 – Roto bơm; 4 – Van một chiều; 5 – Đĩabơm; 6 – Vỏ bơmÁp suất nhiên liệu do bơm cung cấp bao giờ cũng lớn hơn áp suất nhiên liệu cầnthiết trong hệ thống, nhằm để duy trì áp lực nhất định và đảm bảo đủ nhiên liệucho động cơ làm việc ở tải lớn.Áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp rất lớn khoảng 6,5 – 7,8 kG/cm2 , nhưng ápsuất nhiên liệu trong hệ thống khoảng 4,9 – 5,5 kG/cm2 do sự khống chế áp suấtcủa bộ điều áp.1.2. Bộ tích năngBộ tích năng có chức năng duy trì áp suất trong hệ thống nhiên liệu trong khoảngthời gian sau khi tắt máy. Áp suất này rất cần thiết để giúp cho động cơ khởi độngtốt ở lần khởi động tiếp theo. Bộ tích năng còn có công dụng dập tắc dao động ápsuất do bơm cung cấp. Bộ tích năng1 – Khoang chứa lò xo; 2 – Lò xo; 3 – Vai chận; 4 – Màng tác động; 5 – Khoangchứa xăng; 6 – Cửa xăng vào và ra; 7 – Thông với khí quyển.Trong quá trình hoạt động, bơm xăng điện nạp đầy xăng vào buồng 5, ấn màng 4về phía trái cho đến khi màng 4 áp vào vai chận, lúc này thể tích xăng trongkhoang 5 đạt tối đa làm căng lò xo 2. Sức căng của lò xo 2 tạo ra áp suất và duy trìáp suất trong hệ thống xăng giúp dễ khởi động.1.3. Lọc nhiên liệuLọc nhiên liệu có nhiệm vụ lọc sạch các cặn bẩn có trong nhiên liệu, để đảm bảosự làm việc chính xác của bộ định lượng - phân phối nhiên liệu và các kim phun.Lọc nhiên liệu được bố trí giữa bộ tích năng và bộ phân phối nhiên liệu.Cấu trúc của lọc nhiên liệu gồm một lõi lọc bằng giấy xếp chồng lên nhau làm chonhiên liệu chỉ đi qua khe hở này và một đĩa tròn để giữ lọc. Lọc nhin liệu 1 – Li lọc giấy; 2 – Vách đỡDòng nhiên liệu sau khi qua bộ lọc được dẫn đến bộ định lượng phân phối nhiênliệu và bộ điều áp.1.4. Bộ điều ápBộ điều áp có chức năng duy trì áp suất cung cấp khoảng 5 kG/cm2. Thôngthường bơm xăng cung cấp một lượng xăng nhiều hơn so với yêu cầu của động cơ.Nên trong quá trình hoạt động, áp suất xăng tăng lên sẽ đẩy piston (3) mở van đưaxăng về thùng chứa. Trong quá trình hoạt động điều chỉnh áp suất, sức căng của lòxo sẽ đối kháng với áp suất xăng điều khiển van mở rộng, mở hẹp hay đóng kín lỗxăng hồi về thùng, nhờ vậy ổn định được một mức áp suất quy định. Kết cấu và hoạt động của bộ điều ápa) Van đóng b) Đang hoạt động điều áp1 – Áp suất ban đầu đi vào van; 2 – Mạch hồi về thùng xăng; 3 – Piston; 4 –Vanchận;5 – Nhiên liệu hồi về từ bộ điều chỉnh áp lực theo nhiệt độNhiên liệu hồi về từ bộ điều chỉnh áp lực theo nhiệt độ đi qua van chận (4) vềthùng chứa qua lỗ (2). Van chận mở trong suốt thời gian động cơ hoạt động vàđóng kín khi ngừng động cơ. Động tác này giúp duy trì áp suất kiểm soát ở mộtmức quy định khi ngừng động cơ.1.5. Kim phun xăngTrong quá trình hoạt độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: