Danh mục

Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thực trạng hiện nay, bài viết đã đưa ra những thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp và nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế. Đồng thời phân tích những yêu cầu đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thiết lập mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp. Từ đó, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều DN đã cùng thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng và thắt chặt mối liên kết này một cách bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế GẮN KẾT CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Phạm Hữu Lộc* TÓM TẮT Từ thực trạng hiện nay, bài viết đã đưa ra những thách thức đối với giáo dục nghềnghiệp và nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế.Đồng thời phân tích những yêu cầu đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thiết lập mốiquan hệ gắn kết với doanh nghiệp. Từ đó, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ ChíMinh và nhiều DN đã cùng thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng và thắt chặtmối liên kết này một cách bền vững. Kết quả đạt được sự đồng thuận và mang lại nhiều lợiích thiết thực, lâu dài cho cả Trường và DN có thêm nhiều cơ hội thành công trong bối cảnhchuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Gắn kết, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, nguồn nhân lực, hội nhậpquốc tế. 1. Mở đầu Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dânnhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chươngtrình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trựctiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Theo số liệu cập nhật Bản tin thị trườnglao động Việt Nam quý 4/2018, lực lượng lao động cả nước có 55,64 triệu người,trong đó khoảng 58% lực lượng lao động đã qua đào tạo, nhưng tỷ lệ lao động cóbằng cấp chứng chỉ chỉ có 12,36 triệu người đạt tỷ lệ 22,22%, đây là thực trạng đánglo ngại phản ánh điểm yếu cơ bản của lao động nước ta, tỷ lệ lao động qua đào tạo(có bằng cấp, chứng chỉ) của Việt Nam chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệpmới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Trong lực lượng lao động cả nước, có 5,43 triệu người (9,76%) có trình độ đạihọc và sau đại học; 6,93 triệu người (12,46%) có trình độ sơ cấp, trung cấp và caođẳng nghề; như vậy còn khoảng 19 triệu người (35%) lực lượng lao động được coilà đã học nghề (tại nơi làm việc, nghề gia truyền…) nhưng chưa có bằng cấp chứngchỉ. Muốn tham gia thuận lợi hơn vào thị trường lao động trong nền kinh tế chuyểnđổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu và hội nhập quốc tế, người lao* Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh 319động phải có đủ năng lực, bao gồm kiến thức chuyên môn (thông qua các khóa đàotạo tại cơ sở GDNN, cao đẳng, đại học), có kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việctích cực. Đây chính là phân khúc lớn nhất trong thị trường lao động để GDNN thểhiện vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước thông qua việccung ứng nhân lực lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng, phải quan tâm xây dựng hàng loạt cácchiến lược và chính sách để nâng cao chất lượng GDNN của quốc gia, trong đó,chiến lược gắn kết, hợp tác giữa các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp (DN) đangđược Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành GDNN, các cơ sở GDNN và xãhội đặc biệt coi trọng. 2. Những thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp và nguồn nhân lực trongbối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu hướng phát triển chủ yếu trong các quanhệ quốc tế trên tất cả các phương diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thông qua cáccam kết, các hiệp định. Khi tham gia vào các hiệp định thương mại, các định chếquốc tế sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, công nghệvà lao động, nhất là lao động có kỹ năng có cơ hội di chuyển trong thị trường laođộng quốc tế. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN về tiêuchuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… là những công cụ quan trọng cho việc tự dodi chuyển lao động có chất lượng và kỹ năng tốt. Vì thế, sẽ có nhiều cơ hội để pháttriển GDNN, nhưng đồng thời, cũng mang đến cho GDNN những thách thức lớn: - Dịch chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnhvà gay gắt. Cạnh tranh giữa nước ta với các nước trên thế giới trong việc cung cấpnguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng GDNN của ta phảiđược đổi mới theo hướng tiếp cận các chuẩn của khu vực và thế giới, tăng khả năngcông nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác. GDNN phải chuẩnbị cho người lao động về kiến thức, kỹ năng; thái độ và tâm lý sẵn sàng di chuyểnsang làm việc tại các nước khác. - Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số, lợithế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Hiện tượng biến đổi khí hậu,những tiến bộ không ngừng về kỹ thuật và công nghệ khiến một số ngành suy giảmmạnh về lợi thế cạnh tranh, thậm chí mất đi trong khi một số ngành khác ra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: