Danh mục tài liệu

Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 874.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long" giới thiệu tới người đọc tổng quát về các dấu tích kiến trúc qua các thời kỳ: Thời kỳ An Nam đô hộ phủ (thế kỷ VIII - IX), thời kỳ Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý (1010 - 1225), thời Trần (1225 - 1400), thời Lê (1427 - 1789). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị cơ bản của khu di tích trung tâm Hoàng Thành - Thăng LongGIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG HéI TH¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH GI¸ TRÞ C¥ B¶N CñA KHU DI TÝCH TRUNG T¢M HOμNG THμNH TH¡NG LONG PGS. TS Tống Trung Tín, TS Bùi Minh Trí* Tính thời gian bắt đầu bổ nhát cuốc khảo cổ học đầu tiên là 6 năm 10 tháng, 6 nămkể từ ngày di tích bắt đầu được Viện Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) côngbố đã có biết bao lời ngợi ca giá trị cao quý của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành ThăngLong. Tất cả đều đã được lưu lại đầy ắp ở kho tư liệu Viện Khảo cổ học. Đến 1/8/2010,UNESCO ra quyết định công nhận khu di tích là Di sản thế giới thứ 900 với ba tiêu chí: Khai quật Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Sự giao thoa kết tinh các giá trị văn hoá Việt Nam với các giá trị nhân văn thế giới,một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá liên tục hơn 1000 năm và gắn bó với nhiều sựkiện lịch sử nổi bật toàn cầu. Những giá trị đó đã nhiều người nhắc tới và chúng tôicũng sẽ trình bày trong một công trình khác. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào một* Viện Khảo cổ học. 329Tống Trung Tín, Bùi Minh Trígiá trị cơ bản nhất của khu di tích: Đó là việc lưu giữ một hệ thống dấu tích kiến trúcphong phú, đa dạng và phát triển liên tục suốt hơn 1000 năm. Đây chính là hồn cốt,tinh hoa của khu di tích, cơ sở khoa học quyết định để từ đó xây dựng các giá trị đáp ứngđủ các tiêu chí để khu di tích này trở thành Di sản thế giới ở giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Tính đến thời điểm tháng 12/2009, với diện tích khai quật 33.000m2, trong tầng vănhoá nối tiếp nhau từ thời Đại La qua các thời Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê ở độ sâu từkhoảng 1 đến hơn 4m, Viện Khảo cổ học đã nghiên cứu và bước đầu xác định được 168 ditích, bao gồm: 95 dấu tích nền móng kiến trúc, 16 di tích móng tường bao, 24 giếng nướcvà 33 cống nước. Tầng văn hóa Hoàng thành Thăng Long Ngoài ra, trong khu di tích còn tìm thấy nhiều hệ thống ao hồ, dòng chảy và dấutích một đoạn sông đào có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ XV. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quát về các dấu tích kiến trúc qua các thời kỳlịch sử:1. Thời kỳ An Nam đô hộ phủ (thế kỷ VIII - IX) Mặc dù gần 2/3 diện tích khai quật chưa có điều kiện đào sâu xuống tầng văn hoáĐại La vì do phải bảo tồn các tầng văn hoá thời Lý, Trần, Lê nằm ở bên trên, nhưngtrong khu vực phía tây nam, phạm vi xây dựng Nhà Quốc hội, cuộc khai quật di dờinăm 2008 - 2009 đã tìm thấy một quần thể gồm nhiều loại hình di tích thời Đại La, chophép nhận diện và khẳng định rõ lịch sử xây dựng lỵ sở An Nam đô hộ phủ trongnhững thế kỷ VIII - IX. Tổng số di tích thời Đại La đã phát hiện trong khu di tích là 40, trong đó gồm có: 18dấu tích kiến trúc, 07 giếng nước và 15 hệ thống đường cống nước.330 GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA KHU DI TÍCH TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG1.1. Di tích kiến trúc Kiến trúc thời Đại La đều là các công trình có bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái lợpngói màu xám. Đặc điểm quan trọng và đáng lưu ý nhất của kiến trúc thời kỳ này là nhàdài, có nhiều gian, kết cấu bộ khung gồm 2 hoặc 3 hàng cột. Trong nền móng các côngtrình, các nhà khảo cổ đều tìm thấy dấu tích cột gỗ dựng khung nhà được chôn sâu trongcác hố móng trụ, xung quanh đầm chặt bởi đất và ngói vỡ, phía dưới dùng các thanh gỗđể kê chân cột nhằm chống lún. Bằng chứng này khẳng định rằng toàn bộ hệ thống cột gỗcủa khung nhà đều được chôn sâu xuống nền đất. Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi đâylà kỹ thuật cột âm hay kiến trúc cột âm. Các cột âm trong kiến trúc thời Đại La có nhiều kích cỡ khác nhau. Có cỡ rất lớn(1,80m x 1,80m x 1,90m); cỡ nhỡ (1,50m x 1,60m x 1,20m); cỡ nhỏ (0,35m x 0,35m x 0,40m). Phát hiện quan trọng này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc gỗtruyền thống ở Việt Nam, cũng như lịch sử kiến trúc gỗ truyền thống trong khu vực ĐôngNam Á và Đông Bắc Á đương thời. Bởi lẽ, kỹ thuật cột âm đã xuất hiện ở Trung Quốc từthời Tây Chu và rất phổ biến ở Nhật Bản trong thời kỳ Nara (thế kỷ VIII). Tại di tíchĂngko (Campuchia, thế kỷ XII - XIV), các nhà khảo cổ học Pháp cũng tìm thấy nhữngcông trình kiến trúc gỗ chôn cột tương tự nằm sâu dưới tầng đất của các đền thờ được xâydựng hoàn toàn bằng đá. Bên cạnh ngói, rất nhiều loại gạch lát nền hình vuông cũng được tìm thấy, trong đócó những loại gạch trang trí nổi hoa sen hay đặc sắc hơn là loại gạch in hình cá sấu bơitrong sóng nước. Trong số nền móng kiến trúc nói trên, tại khu vực Tây Nam đã tìm thấygần như nguyên vẹn mặt bằng ...