Danh mục tài liệu

Giải mã vụ án Lệ Chi Viên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.48 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây chính là vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Triều đình đã quy tội cho Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi giết vua và tru di tam tộc. Sau này, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Ức Trai Nguyễn Trãi nhưng không đề cập tới việc điều tra cái chết và nguyên nhân tử vong của vua Lê Thái Tông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải mã vụ án "Lệ Chi Viên" Giải mã vụ án Lệ Chi ViênThứ Hai, 16/05/2011, 03:59 CH | Lượt xem: 223Sử sách chép rằng, Lê Thái Tông (1423-1442) đãthức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi đột ngột quađời. Vào thời điểm đó, vua còn rất trẻ, mới 20 tuổi.Đây chính là vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịchsử Việt Nam. Triều đình đã quy tội cho Nguyễn ThịLộ, Nguyễn Trãi giết vua và tru di tam tộc. Sau này,vua Lê Thánh Tông minh oan cho Ức Trai NguyễnTrãi nhưng không đề cập tới việc điều tra cái chết vànguyên nhân tử vong của vua Lê Thái Tông.Truyền thuyếtSách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về vua LêThái Tông: “Vua thiên tư sáng suốt, nối vận tháibình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánhdẹp Di địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọnhiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng.Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ, song đammê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũnglà tự mình chuốc lấy tai họa”. Đền thờ vua Lê Thái Tông.Ngày 27//7/1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê TháiTông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành ChíLinh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùaCôn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4/8 cùngnăm, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định(nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi vớivua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của NguyễnTrãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được vua Lê TháiTông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầubên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốtđêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà. Các quan bímật đưa xác vua về, ngày 6/8 mới đến kinh sư, nửađêm vào đến cung mới phát tang. Và mọi người đềunói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.Mổ xẻ bi kịchDựa vào truyền thuyết trên, các nhà sử học đã mổ xẻ,phân tích chi tiết mọi hành động, động cơ dẫn tới cáichết của vua Lê Thái Tông. Nhiều câu hỏi được đặtra: vua chết ở đâu? Ai chứng kiến? Có bắt được hungthủ ở ngay hiện trường không?...Nơi vua chết là ở chùa Côn sơn như lời mời củaNguyễn Trải, hay tại nhà riêng của Nguyễn Trải - ThịLộ? Theo nghi lễ của bậc thiên tử khi ra khỏi cung,vua không bao giờ ở nhà dân, cho dù đó là nhà chamẹ vợ mà chỉ ở hành cung là nơi đã được sửa soantrước trong các chuyến vi hành, hoặc ở một nơi tônnghiêm như đình, chùa… Do vậy, thông thường khimuốn thăm một ai, vua sẽ cho triệu người ấy đến chổvua ở, chứ không bao giờ vua đến nhà của họ, trừtrường hợp đi thăm viếng để tìm hiểu dân tình làm ănsinh sống hoặc các vị đại công thần đau yếu sắp chếtkhông đi được vua mới đến nhà. Vì vậy, có thể loạitrừ giả thuyết vua chết ở bên ngoài, tức nơi ở khôngdo triều đình sắp đặt.“Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua” –nhưng trên thực tế, lại chẳng hề có người nào chứngkiến lúc vua hấp hối, băng hà; và đồng nghĩa, cũngchẳng có ai dám khẳng định nhìn tận mắt Nguyễn ThịLộ giết vua. Vậy, “mọi người ở đây” phải chăng làám chỉ những người có thù hằn với Nguyễn Trãi,Nguyễn Thị Lộ? Chưa kể, cùng thời điểm đấy, trongdân gian lan truyền rằng, bà Nguyễn Thị Lộ là mộtcon rắn biến thành người, dụ dỗ Nguyễn Trãi và hạiba đời nhà ông. “Con rắn thành tinh ngầm mang thùoán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dướisườn có vảy...”, Lịch triều hiến chương loại chí viết.Theo nhiều sử gia, mặc dù câu chuyện được nhiềusách cũ chép lại, nhưng tất cả chỉ nhằm giải thíchnguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê TháiTông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thươngNguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối vớicông thần. Đây là thuật tuyên truyền của tầng lớpthống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân, làmô phỏng từ các truyền thuyết xa xưa của TrungQuốc, nên ngày nay truyền thuyết bị bác bỏ và khôngđược xác chứng.“Lộ diện” hung thủTrong cuốn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảmán Lệ Chi Viên, các nhà sử học và một số nhà khoahọc đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viênlà Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹvua Lê Nhân Tông.Về động cơ, thứ nhất là do bà rất căm oán NguyễnTrãi và Nguyễn Thị Lộ - hai người đã giúp bà phiNgô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông, thoát khỏiâm mưu sát hại của bà ta. Thứ hai là do thời đó, nhiềungười trong triều dị nghị rằng, bà Nguyễn Thị Anh đãcó thai trước khi vào cung và Bang Cơ (Lê NhânTông) không phải là con vua Thái Tông, nên nhân lúcvua về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm phavà nói tốt cho Tư Thành (Lê Thánh Tông), nên bàNguyễn Thị Anh đã sai người sát hại vua Thái Tông,rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đìnhNguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là Thái hậuNguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giếthai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khichết Nguyễn Trãi có nói: Ta hối không nghe lờiThắng, Phúc. Các nhà nghiên cứu cho rằng chínhĐinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyênNguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vuaThái Tông. Do đó, để diệt khẩu, bà sai giết hai ngườinày. ...