Danh mục tài liệu

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam" trình bày thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử kết hợp xem xét những yếu tố chưa bền vững để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI Việt Nam TS. Phạm Thị Bích Duyên1, ThS. Phạm Thị Kiều Khanh Khoa Tài chính Ngân hàng và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời là một xu thế tất yếu để đáp ứng các nhu cầu thanh toán và đem lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng tiền mặt và các hình thức dịch vụ còn tương đối đơn giản nên ngân hàng điện tử chưa thực sự phát triển bền vững và hiệu quả tại Việt Nam. Do đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các NHTM cần có những giải pháp phù hợp để hướng tới mục tiêu công nghệ hóa dịch vụ khách hàng. Bài viết trình bày thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử kết hợp xem xét những yếu tố chưa bền vững để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam. Từ khóa: ngân hàng thương mại, dịch vụ ngân hàng điện tử, chất lượng dịch vụ 1. Giới thiệu chung về dịch vụ ngân hàng điện tử Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và đặc biệt là do sự phát triển của công nghệ thông tin, sản phẩm ngân hàng không ngừng được cải tiến và dịch vụ ngân hàng điện tử đã ra đời. Kể từ khi Ngân hàng Wells Fargo - ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng tại Mỹ từ năm 1989 - đến nay, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều đã thử nghiệm, triển khai thực hiện dịch vụ này. Đây được coi là kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại giúp các ngân hàng có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Theo các tác giả Kolodinsky, Hogarth & Hilgert (2004), ngân hàng điện tử là công nghệ đại diện cho một loạt các dịch vụ khác nhau, bao gồm các máy rút tiền tự động, chuyển khoản trực tiếp để thanh toán tự động hóa đơn, chuyển tiền điện tử của các quỹ và ngân hàng máy tính. Việc sử dụng một số công nghệ ngân hàng điện tử đã phát triển nhanh chóng ở Mỹ, trong khi ở những nơi khác các dịch vụ này được áp dụng chậm hơn. 1 Email: phamthibichduyen@qnu.edu.vn 138 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Theo Nasri & Chafeddine (2012), hệ thống ngân hàng điện tử cho phép khách hàng truy cập 24 giờ/7 ngày vào tài khoản của họ, và cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch phức tạp hơn, chẳng hạn như thanh toán các hóa đơn, áp dụng cho các ứng dụng cho vay nhà ở, mua sắm trực tuyến, tư vấn tài khoản và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. “Ngân hàng điện tử là hệ thống phần mềm cho phép khách hàng cá nhân, tổ chức thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua việc kết nối máy tính của mình với mạng máy tính của ngân hàng” (Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012: 243). Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng trên thế giới cung cấp qua các kênh chính sau đây: thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking), trung tâm cuộc gọi (Call Center), dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking), dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking), dịch vụ Kiosk ngân hàng (Kiosk Banking). Theo nghiên cứu của Kolodinsky, Hogarth & Hilgert (2004) thì khoảng 91% hộ gia đình ở Mỹ có tài khoản ngân hàng, và trong số này, 93% khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử liên kết với tài khoản của họ. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Singapore và Hong Kong đã phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này. Hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm. “Ngân hàng điện tử là một xu thế giao dịch tất yếu của các giao dịch ngân hàng trong tương lai, nó không những đem lại lợi ích cho các ngân hàng mà còn cho cả khách hàng” (Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi, 2011: 97). Năm 1997, Việt Nam đã chính thức kết nối với mạng Internet và từ đó đến nay, người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt hơn 49 triệu, chiếm tỷ lệ 52% trên tổng dân số (Bảng 1). Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Với xu thế hộ ...

Tài liệu có liên quan: