
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 125
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tác giả đã đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý tốt hơn văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 57. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ThS. Hoàng Thị Kim Liên* Tóm tắt Trong bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tác giả đã đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý tốt hơn văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: Giải pháp quản lý; văn hóa ứng xử; không gian mạng; sinh viên; chuyển đổi số 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự phát triển xã hội, sử dụng không gian mạng là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Không gian mạng đã, đang và sẽ trở thành một tác nhân “vô hình” ảnh hưởng đến “cư dân mạng”, đặc biệt là đối với thói quen, thái độ và hành vi ứng xử. Mặc dù không gian mạng là một môi trường “ảo” nhưng có sức mạnh to lớn, sự hấp dẫn rất cao đối với mỗi con người, nhất là đối với sinh viên. Sự phát triển của không gian mạng đã mở ra chân trời mới cho việc làm giàu tri thức và phát triển tư duy, những thông tin trên không gian mạng có giá trị khoa học, định hướng nhân đạo và giá trị nhân văn đã tác động đến cách đối nhân xử thế, ứng xử một cách hợp tình hợp lý giữa người với người, đặc biệt là những phong trào thiện nguyện, những hoạt động nhân đạo đã có sức lan tỏa lớn nhờ không gian mạng… Tuy nhiên, không gian mạng cũng chứa đựng nhiều “tạp chất”, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả không gian mạng vào công việc học tập, giao lưu, kết bạn, tìm kiếm thông tin, giải trí… cũng cần có sự định hướng rõ ràng, có những nguyên tắc cụ thể, có cách ứng xử phù hợp, có văn hóa. Mục đích quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng là giúp sinh viên giảm thiểu, hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục, xóa bỏ những tác động tiêu cực, tiếp nhận và chuyển hóa những tác động tích cực của không gian mạng để hình * Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 507 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thành, phát triển và hoàn thiện cách ứng xử có văn hóa, góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên theo mô hình nhân cách của nhà trường đề ra. Do đó, tìm hiểu văn hóa ứng xử trên không gian mạng hiện nay để từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp để khắc phục là một vấn đề hết sức thiết thực nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Việc sử dụng không gian mạng của sinh viên hiện nay tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân với những mục đích, cách thức, thời gian, nội dung truy cập khác nhau ở mỗi sinh viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vấn đề sử dụng không gian mạng của sinh viên là tùy tiện, thiếu định hướng. Hiện nay, tại các trường đại học và cao đẳng thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú nhằm định hướng cho sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý không mang tính chất cấm đoán cực đoan mà mang tính chất giáo dục - định hướng sinh viên trong khai thác và sử dụng không gian mạng. Do đó, thái độ, hành vi và văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng hiện nay không mang tính tự phát mà là quá trình tự giác thông qua vai trò, chức năng của các cơ quan, tổ chức mà trực tiếp nhất chủ thể giáo dục, đào tạo ở các trường đại học. Cùng với những hoạt động mang tính định hướng của nhà trường, trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được nâng lên. Điều này đã làm cho tính tự phát trong khai thác thông tin từ không gian mạng, đặt biệt là những thông tin xấu, độc hại ngày càng được hạn chế. Trong quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên về cơ bản đã có nhận thức đúng về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân nên hầu hết họ đã chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của mình như: giải trí, kết nối, tìm kiếm tri thức, cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà không gian mạng mang lại, những mặt trái của không gian mạng đã, đang và sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí của sinh viên. Trong mối tương quan với những ưu thế thì xu hướng tác động tiêu cực vẫn còn lớn, diễn biến phức tạp. Không gian mạng bên cạnh những ưu điểm thì còn chứa đựng những thông tin giả, sai sự thật, thậm chí phản động, làm cho sinh viên có tư tưởng hoài nghi và tin tưởng một cách vô căn cứ. Cùng với đó, “sinh viên sẽ tiếp tục là đối tượng mà các thế lực quan tâm, kích động, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và gây rối trật tự an ninh xã hội”1. Những thông tin qua mạng xã hội không phải lúc nào cũng mang ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 57. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ThS. Hoàng Thị Kim Liên* Tóm tắt Trong bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tác giả đã đưa ra những định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý tốt hơn văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: Giải pháp quản lý; văn hóa ứng xử; không gian mạng; sinh viên; chuyển đổi số 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự phát triển xã hội, sử dụng không gian mạng là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Không gian mạng đã, đang và sẽ trở thành một tác nhân “vô hình” ảnh hưởng đến “cư dân mạng”, đặc biệt là đối với thói quen, thái độ và hành vi ứng xử. Mặc dù không gian mạng là một môi trường “ảo” nhưng có sức mạnh to lớn, sự hấp dẫn rất cao đối với mỗi con người, nhất là đối với sinh viên. Sự phát triển của không gian mạng đã mở ra chân trời mới cho việc làm giàu tri thức và phát triển tư duy, những thông tin trên không gian mạng có giá trị khoa học, định hướng nhân đạo và giá trị nhân văn đã tác động đến cách đối nhân xử thế, ứng xử một cách hợp tình hợp lý giữa người với người, đặc biệt là những phong trào thiện nguyện, những hoạt động nhân đạo đã có sức lan tỏa lớn nhờ không gian mạng… Tuy nhiên, không gian mạng cũng chứa đựng nhiều “tạp chất”, sinh viên muốn sử dụng hiệu quả không gian mạng vào công việc học tập, giao lưu, kết bạn, tìm kiếm thông tin, giải trí… cũng cần có sự định hướng rõ ràng, có những nguyên tắc cụ thể, có cách ứng xử phù hợp, có văn hóa. Mục đích quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng là giúp sinh viên giảm thiểu, hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục, xóa bỏ những tác động tiêu cực, tiếp nhận và chuyển hóa những tác động tích cực của không gian mạng để hình * Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 507 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thành, phát triển và hoàn thiện cách ứng xử có văn hóa, góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên theo mô hình nhân cách của nhà trường đề ra. Do đó, tìm hiểu văn hóa ứng xử trên không gian mạng hiện nay để từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp để khắc phục là một vấn đề hết sức thiết thực nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Việc sử dụng không gian mạng của sinh viên hiện nay tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân với những mục đích, cách thức, thời gian, nội dung truy cập khác nhau ở mỗi sinh viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vấn đề sử dụng không gian mạng của sinh viên là tùy tiện, thiếu định hướng. Hiện nay, tại các trường đại học và cao đẳng thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú nhằm định hướng cho sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng và quản lý không mang tính chất cấm đoán cực đoan mà mang tính chất giáo dục - định hướng sinh viên trong khai thác và sử dụng không gian mạng. Do đó, thái độ, hành vi và văn hóa ứng xử của sinh viên trên không gian mạng hiện nay không mang tính tự phát mà là quá trình tự giác thông qua vai trò, chức năng của các cơ quan, tổ chức mà trực tiếp nhất chủ thể giáo dục, đào tạo ở các trường đại học. Cùng với những hoạt động mang tính định hướng của nhà trường, trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được nâng lên. Điều này đã làm cho tính tự phát trong khai thác thông tin từ không gian mạng, đặt biệt là những thông tin xấu, độc hại ngày càng được hạn chế. Trong quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên về cơ bản đã có nhận thức đúng về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân nên hầu hết họ đã chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của mình như: giải trí, kết nối, tìm kiếm tri thức, cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà không gian mạng mang lại, những mặt trái của không gian mạng đã, đang và sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí của sinh viên. Trong mối tương quan với những ưu thế thì xu hướng tác động tiêu cực vẫn còn lớn, diễn biến phức tạp. Không gian mạng bên cạnh những ưu điểm thì còn chứa đựng những thông tin giả, sai sự thật, thậm chí phản động, làm cho sinh viên có tư tưởng hoài nghi và tin tưởng một cách vô căn cứ. Cùng với đó, “sinh viên sẽ tiếp tục là đối tượng mà các thế lực quan tâm, kích động, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và gây rối trật tự an ninh xã hội”1. Những thông tin qua mạng xã hội không phải lúc nào cũng mang ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Không gian mạng Văn hóa ứng xử trên không gian mạng Chuyển đổi số Sử dụng không gian mạng của sinh viên Ảnh hưởng của không gian mạng Giáo dục đại họcTài liệu có liên quan:
-
11 trang 477 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 354 1 0 -
6 trang 333 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 325 0 0 -
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 302 0 0 -
3 trang 297 0 0
-
11 trang 274 0 0
-
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 268 0 0 -
7 trang 255 0 0
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 237 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
6 trang 227 0 0
-
171 trang 225 0 0
-
10 trang 225 1 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
11 trang 222 1 0
-
27 trang 222 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
5 trang 206 0 0