Giải pháp thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 816.58 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Giải pháp thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, thực trạng tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp Việt Nam THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 49 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỐI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thị Ngọc Ly, Đặng Thị Ly, Hàn Như Thiện Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: ptnly@kontum.udn.vn; dtly@kontum.udn.vn; hnthien@kontum.udn.vn Tóm tắt: Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra nhanh chóng hơn, trong đó CĐS trong các doanh nghiệp được xem là xu hướng tất yếu giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, thực trạng tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, Công nghệ, Doanh nghiệp. SOLUTIONS TO PROMOTE DIGITAL TRANSFORMATION IN VIETNAM BUSINESSES Abstract: With the strong development of the fourth industrial revolution, along with the impact of the Covid-19 epidemic, changing consumption trends have created a driving force to accelerate the digital transformation process. Therefore, digital transformation in businesses is considered an inevitable trend to help businesses develop sustainably. The article explores the theoretical basis and international experience on digital transformation in enterprises, the current situation in Vietnam, thereby proposing solutions to promote digital transformation in enterprises in Vietnam. Keywords: Digital transformation, Technology, Enterprise. 1. Đặt vấn đề Dưới tác động của Covid-19 và sự thúc đẩy của thời đại công nghệ 4.0, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi từ phương thức truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Do đó, để bắt kịp với tốc độ phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa CĐS vào trong hoạt động của mình. Có thể thấy hoạt động CĐS trong các doanh nghiệp đã và đang 50 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp phần mềm, sử dụng nền tảng số vào hoạt động bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Tại Việt Nam, các chương trình của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Cụ thể, “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, đặt ra kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 cũng tạo ra “cú hích” đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số, buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. CĐS là một yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần dần quay trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID. Trên nền tảng này, các doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty, đồng thời cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời. Có thể thấy rằng CĐS chính là xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Thế giới đang thực hiện việc thay đổi, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi hướng đi chung của các quốc gia khác. Trong thời đại công nghệ phát triển, mọi điều đều thực hiện theo cách 4.0 thì cách thức vận hành cũng nên tiến bộ để theo kịp thời đại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số cũng như chưa ứng dụng một cách hiệu quả CĐS vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây có thể là rào cản làm cho các doanh nghiệp tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua CĐS và công nghệ. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng CĐS tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những thách thức trong quá trình này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thúc đẩy chuyển đối số trong doanh nghiệp Việt Nam THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 49 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỐI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thị Ngọc Ly, Đặng Thị Ly, Hàn Như Thiện Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: ptnly@kontum.udn.vn; dtly@kontum.udn.vn; hnthien@kontum.udn.vn Tóm tắt: Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra nhanh chóng hơn, trong đó CĐS trong các doanh nghiệp được xem là xu hướng tất yếu giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, thực trạng tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, Công nghệ, Doanh nghiệp. SOLUTIONS TO PROMOTE DIGITAL TRANSFORMATION IN VIETNAM BUSINESSES Abstract: With the strong development of the fourth industrial revolution, along with the impact of the Covid-19 epidemic, changing consumption trends have created a driving force to accelerate the digital transformation process. Therefore, digital transformation in businesses is considered an inevitable trend to help businesses develop sustainably. The article explores the theoretical basis and international experience on digital transformation in enterprises, the current situation in Vietnam, thereby proposing solutions to promote digital transformation in enterprises in Vietnam. Keywords: Digital transformation, Technology, Enterprise. 1. Đặt vấn đề Dưới tác động của Covid-19 và sự thúc đẩy của thời đại công nghệ 4.0, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi từ phương thức truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Do đó, để bắt kịp với tốc độ phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa CĐS vào trong hoạt động của mình. Có thể thấy hoạt động CĐS trong các doanh nghiệp đã và đang 50 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp phần mềm, sử dụng nền tảng số vào hoạt động bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Tại Việt Nam, các chương trình của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Cụ thể, “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, đặt ra kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 cũng tạo ra “cú hích” đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số, buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. CĐS là một yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần dần quay trở lại trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID. Trên nền tảng này, các doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty, đồng thời cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời. Có thể thấy rằng CĐS chính là xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Thế giới đang thực hiện việc thay đổi, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi hướng đi chung của các quốc gia khác. Trong thời đại công nghệ phát triển, mọi điều đều thực hiện theo cách 4.0 thì cách thức vận hành cũng nên tiến bộ để theo kịp thời đại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số cũng như chưa ứng dụng một cách hiệu quả CĐS vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây có thể là rào cản làm cho các doanh nghiệp tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua CĐS và công nghệ. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng CĐS tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những thách thức trong quá trình này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển đổi số Công nghệ số Doanh nghiệp phát triển bền vững Quản lý kênh phân phối Cách mạng công nghiệp 4.0Tài liệu có liên quan:
-
11 trang 480 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 356 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
6 trang 336 0 0
-
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 326 0 0 -
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 305 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 298 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
11 trang 276 0 0