Danh mục tài liệu

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 12

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.47 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều bậc phụ huynh rất ngại bày tỏ tình cảm với con. Họ sợ thể hiện như thế sẽ khiến con dễ trở nên yếu đuối, ỷ lại. Vì thế họ đã từ chối giúp đỡ cả khi biết con mình đang rơi vào những khó khăn và cần một chỗ dựa tinh thần. Điều đó có phải lúc nào cũng cần thiết và có tác dụng tích cực? Hãy lắng nghe các em nói. "Em đã không đạt được giải gì trong kỳ thi học sinh giỏi vừa rồi. Thấy em khóc lóc mẹ không những không an...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 12 Lại chuyện thiếu đồng cảmNhiều bậc phụ huynh rất ngại bày tỏ tình cảm với con. Họ sợ thể hiện như thế sẽkhiến con dễ trở nên yếu đuối, ỷ lại. Vì thế họ đã từ chối giúp đỡ cả khi biết conmình đang rơi vào những khó khăn và cần một chỗ dựa tinh thần. Điều đó có phảilúc nào cũng cần thiết và có tác dụng tích cực? Hãy lắng nghe các em nói.Em đã không đạt được giải gì trong kỳ thi học sinh giỏi vừa rồi. Thấy em khóclóc mẹ không những không an ủi mà còn cho rằng do em học hành vớ vẩn mới ranông nỗi. Còn bố lại nói chuyện đó có gì là hệ trọng, thi thì có người đậu có ngườitrượt, hơn nữa chuyện này lại còn phụ thuộc vào may rủi. Thành ra nỗi buồn củaem không hề được giải tỏa chút nào, thậm chí em còn thấy cô đơn hơn vì không aihiểu cho tâm trạng mình lúc này. Em muốn họ biết em đã nuối tiếc, hụt hẫng, đaukhổ như thế nào khi không thực hiện được mục tiêu bấy lâu đề ra chứ không phảilà sự trách móc hay tỏ ra rất thản nhiên như bố em (Phương, học sinh lớp 10).Bố mẹ luôn bênh vực người khác và buộc tội em khi xảy ra chuyện gì không hayvới em: Em bị một chiếc xe chạy quẹt vào. Thế mà mẹ cứ luôn nói rằng tại emkhông tập trung, cứ vênh váo khi ra đường như thế thì xe nào chẳng húc. Mẹ đâubiết là do người lái xe đã quá ẩu nên mới vậy. Còn khi em bị loại ra khỏi đội bóngcủa trường. Lẽ ra bố nên cùng thở dài nuối tiếc cùng như tâm trạng em khi đó thìđằng này bố lại nói đi nói lại những câu đại ý như không vào đội bóng đá thì vàođội bóng bàn, quý báu gì những trò đó mà phải tiếc, bị loại như thế càng có nhiềuthời gian để tập trung vào học tập hay chắc con không được mọi người ưa lắm nênngười ta mới có ý đẩy con ra, bố lạ gì cái kiểu như thế. Những thái độ đó của họlàm em không chịu nổi. Họ chẳng hiểu gì cả (Trung, học sinh lớp10).Những người lớn thường cố tình gạt bỏ đi trạng thái hiện tại của các em, khi rơivào tình huống bất đắc ý, bằng cách biện hộ cho những người xa lạ. Dù họ cũngcảm nhận được những gì các em đang cảm nhận. Họ tưởng làm như thế sẽ giúpcác em sớm lấy lại được trạng thái bình thường. Điều các em cần khi đó là mộtthái độ đồng cảm, là tình cảm chứ không phải là những lý lẽ giải thích. Mọi sựbuộc tội, răn đe lúc này không phải là sự chờ đợi của các em. Tại sao bạn khôngthử một lần ủng hộ con. Chẳng hạn khi con bạn về nhà phàn nàn rằng nó chánkhông muốn đến lớp nữa vì một người bạn mà bấy lâu nó vẫn nghĩ là bạn thân đãchơi xấu, phản bội lại nó. Thay vì ra sức giải thích cho cái nguyên cớ chơi xấu,phản bội của đứa bạn, nó hay chỉ trích tại con thế này thế nọ nên bạn mới đối xửnhư thế, thì bạn hãy nói với con những câu như: Thế thì buồn bực thật đấy nhỉ,nếu là mẹ mẹ cũng thế, chẳng biết làm thế nào nữa. Hẳn con bạn sẽ dễ chịu hơn,nỗi buồn chán sẽ giảm đi rất nhiều vì đã có người lắng nghe và đón nhận nỗi lòngmình một cách rất thành thực. Hay khi con bạn vừa làm mất chiếc đồng hồ đắt tiềnhoặc một thứ gì đó tương tự trên chuyến xe buýt. Lúc này bạn đừng làm một việcvô ích là cho nó một bài học về sự không cẩn thận, sự chủ quan, dù bạn đang rấtbực bội mà hãy tỏ ra hiểu nỗi tiếc xót lúc này nơi nó. Hẳn con bạn sẽ yên tâm hơn.Rồi sau đó, khi những cảm xúc mạnh đã qua đi, bạn mới từ từ phân tích rành rẽcho con hiểu. Đó là con đường thuyết phục hiệu quả hơn cả để bạn đưa con cái cáira khỏi những rắc rối cũng như những tình thế không được vui vẻ trong cuộc sống.Nhưng thật tiếc, thực tế ít, rất ít ông bố bà mẹ xử sự được như vậy. Đó là mộttrong những nguyên nhân khiến các bậc bố mẹ ngày càng trở nên xa cách với concái. Làm bố mẹ khó thật!Bố mẹ dù có là người tận tâm, sâu sắc đến bao nhiêu đi nữa thì cũng có thể gặpmột số lỗi khi nuôi dạy con cái lớn khôn. Với một số lỗi của bố mẹ, con cáithường ít để ý nhưng từ trong sâu thẳm có thể chúng bị tác động ít nhiều.Dù không phải là một người bố, người mẹ xuất sắc nhưng với những điều cầntránh sau đây bạn có thể hy vọng trẻ tôn trọng, nghe lời mình để chúng có thể họchỏi từ các lỗi mình mắc phải chứ không phải là được xoa dịu.Kiểm soát bản thân trước khi mất bình tĩnhKhi trẻ không vâng lời của bố mẹ mà vẫn tiếp tục dán mắt vào trò chơi điện tử, bốmẹ nào cũng giận tím người. Họ thường phản ứng một cách mạnh mẽ kèm theonhững lời dọa nạt nếu con không làm theo những gì mẹ bảo, thì con sẽ chẳngđược gì hết, không điện tử, không đi chơi công viên vào cuối tuần. Nhiều bố mẹcòn không kiềm chế được hành động ném đồ chơi của con.Nhưng điều này sẽ phản tác dụng, thay vì nghe lời trẻ cảm thấy sợ hãi và dễ mấttập trung những gì bố mẹ giải thích. Thật không tốt cho trẻ thấy cách giải quyếtvấn đề của bố mẹ như vậy.Học cách nói chuyệnSớm hay muộn gì trẻ cũng tâm sự với bạn về những nỗi buồn, những thắc mắcxung quanh cuộc sống mà chúng gặp phải. Trẻ em được sinh ra từ đâu? Tại saongười ta lại hôn nhau? Hoặc những câu hỏi tương tự có thể làm bạn bối rối nếunhư bạn ...