Danh mục tài liệu

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 13

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.17 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ em thích đánh dấu các đồ vật và diễn tả về chính mình. Hãy làm sao để chuyện viết một cái gì đó trở nên quen thuộc với chúng. Sau đây là 8 cách để khuyến khích trẻ thích tập viết: 1. Ðừng gây áp lực cho trẻ Ðể khuyến khích một đứa trẻ học viết, hãy tạo cho cháu cơ hội đặt bút viết vào giấy, viết phấn trên lề đường, dùng màu tô lên giá vẽ, và dùng bút lông viết trên các tấm áp phích... Nhưng phải làm cho cháu thích những việc đó chứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 13 Khuyến khích trẻ viết láchTrẻ em thích đánh dấu các đồ vật và diễn tả về chính mình. Hãy làm sao đểchuyện viết một cái gì đó trở nên quen thuộc với chúng. Sau đây là 8 cách đểkhuyến khích trẻ thích tập viết:1. Ðừng gây áp lực cho trẻÐể khuyến khích một đứa trẻ học viết, hãy tạo cho cháu cơ hội đặt bút viết vàogiấy, viết phấn trên lề đường, dùng màu tô lên giá vẽ, và dùng bút lông viết trêncác tấm áp phích... Nhưng phải làm cho cháu thích những việc đó chứ không làmvì bị ép buộc. Ở trường con bạn đã có nhiều thời gian để học viết rồi. Mục đíchcủa bạn tại nhà là khuyến khích để cháu nhận thấy viết là một hoạt động có lợi ích.2. Cho cháu các dụng cụ khác nhau để tập viếtHãy để những cây bút chì màu, bút lông, phấn, bút mực, bút chì và màu vẽ tronghộc bàn hay một cái hộp để con bạn tìm thấy dễ dàng và khuyến khích cháu sửdụng. Viết phấn trên lề đường cũng là một cách giúp cháu trở nên thích tập viết.Như thế, cháu có thể viết ở mọi nơi, dùng phấn viết trên lề đường khi đi dạo vàonhững ngày nắng đẹp và dùng bút viết khi ở nhà. Nếu sợ cháu làm bẩn tường nhà,hãy cho nó một khu vực riêng, dán một miếng giấy lớn để viết và vẽ lên đó.3. Tập viết ở mọi nơi có thể viết đượcTrẻ em thường thích viết trên những bề mặt rộng. Giấy khổ lớn cũng không đắtlắm. Nhưng bạn đừng quên có một bảng viết phấn. Nếu sợ cháu làm bừa bãi, hãyđóng một cái bàn vừa tầm ngồi của cháu, đặt ở bất cứ chỗ nào mà nếu cháu có làmbừa bãi mọi thứ cũng chẳng sao.4. Tạo cho cháu thói quen tập viết mỗi ngàyMỗi ngày, khi bạn viết lịch làm việc, ghi các món thu chi, viết email viết hay thưtay, hãy để con bạn nhìn thấy. Nếu được thì giữ những bài viết của bạn cho cháuxem. Trẻ em thường hay bắt chước. Nếu bạn thích viết, hãy tạo cơ hội cho trẻcùng chia sẻ niềm ham mê của bạn.5. Mua cho cháu một quyển nhật kýTrẻ em rất thích thú với ý tưởng viết nhật ký để ghi lại những suy nghĩ, cảm xúcvà hành động của chúng vào những lúc đặc biệt trong ngày. Nhật ký có ổ khóariêng đặc biệt làm các cháu thích thú vì trẻ cũng có nhu cầu được giữ những bí mậtcủa mình. Ngay cả khi trẻ chỉ viết một hay hai câu đơn giản mỗi ngày, ví dụ như:Hôm nay mình giận bạn Ly... Bé bắt đầu nhận thấy giá trị của việc ghi lại nhữngsuy nghĩ của mình. Nếu lúc khởi đầu bé gặp khó khăn, hãy hỏi bé: hôm nay con cóđiều gì vui không? Con có gặp ai hay làm cái gì mới không?6. Tập cho cháu sử dụng máy vi tínhHãy để con bạn tự soạn một mẫu chuyện trên máy tính hay viết thư điện tử chobạn bè, cho người thân trong gia đình đang ở xa... Có thể việc đánh máy làm chobé chia trí, không viết được một lá thư hay, nhưng bé vẫn viết và học cách nối cáctừ và cụm từ để ghi lại suy nghĩ của mình.7. Hãy thật nhiệt tình khi giúp cháuCố gắng cho cháu thấy rằng bạn rất quan tâm đến những gì con bạn viết hay vẽnên, ngay cả khi bạn rất khó diễn tả điều này. Có thể nói khéo léo rằng: Con đãbiết cách viết một câu chuyện rồi đấy. Ðừng làm thái quá bằng cách ép vào đầucon, đừng mớm cho trẻ những tư tưởng người lớn già cỗi của bạn.Việc của bạn là thật sự để ý đến con, đến việc nó làm, khen cháu cả trong khi cháuđang viết lẫn khi cháu đã hoàn thành bài viết.8. Chơi những trò chơi thúc đẩy khả năng viết tốt: Lại chuyện lì xìTôi còn nhớ như in cái Tết vừa rồi, sau nhiều năm ăn tết dưới quê, năm nay tôi ởlại ăn tết với gia đình anh chị cùng mấy cháu. Tết đến, người lớn bận bịu vớinhững lo toan, tính toán của mình, trẻ con cũng háo hức với những ấp ủ của chúng.Ba đứa con anh chị, đứa lớn nhất 13 tuổi, đứa nhỏ nhất 7 tuổi cũng sắp xếp kếhoạch đi đâu, làm gì với tiền được lì xì.Những ngày tết diễn ra suôn sẻ cho đến ngày mùng 4, khi cháu gái tôi đem gửi mẹtoàn bộ tiền lì xì. Cháu còn nhớ tiền gửi mẹ năm ngoái là tám trăm ngàn đồng,năm nay cháu được 1,2 triệu. Khi đưa cho mẹ, cháu dặn đi dặn lại: “Vậy là con cótới hai triệu rồi đấy nha!” Chị tôi bực mình gắt: “Có bấy nhiêu mà mày làm gì dữvậy. Tao nuôi tụi bây ăn học một năm bằng mấy chục lần số đó mà tao đâu có tínhtoán gì đâu”. Con bé thấy mẹ có vẻ giận nên thôi không dám nói nhưng đến chiềukhi cả nhà ngồi ăn cơm, cháu buột miệng nhắc mẹ, lần này chi tiết hơn: “Nămngoái con đưa cho mẹ trước mặt cả nhà, lúc sắp ăn tối; còn năm nay là buổi trưa.Vậy là mẹ giữ của con 2 triệu cả thảy. Khi nào cần con lấy lại”. Chị tôi mắng conbất hiếu, coi trọng tiền bạc hơn cha mẹ... Rồi con khóc, mẹ kể lể, sụt sùi. Anh tôilớn tiếng với vợ: “Bà này kỳ quá!” và quát con: “Vừa vừa thôi nghe!” Tóm lại,không khí gia đình mất vui mà cháu gái tôi chẳng hiểu cha mẹ muốn gì.Và năm ngoái cháu gái tôi không vui mỗi khi thấy mẹ. Chị tôi bảo con: “Bộ khikhông tiền tự nhiên vô túi tụi bây hả. Tiền của người ta sang túi tụi bây thì tiền củaba má mày cũng chạy sang túi con người ta chớ. Nếu tính đúng ra thì tiền mà tụibây được lì xì cũng là tiền của ba má bây đó chứ ...