Danh mục tài liệu

Giảm tiếng ồn tại khoa Hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường vật lý và tâm lý ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng điều trị và hài lòng nghề nghiệp. Có 2 nguồn tiếng ồn chính được xác định tại khoa Hồi sức ngoại là lời nói và báo động thiết bị. Bài viết trình bày việc giảm cường độ tiếng ồn trung bình (LAeq) và cực đại (LCpeak) theo thứ tự dưới 65dB và 90dB vào ban ngày, đồng thời tăng tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn trên 85%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảm tiếng ồn tại khoa Hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1tạp chí nhi khoa 2021, 14, 1 GIẢM TIẾNG ỒN TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Trần Quang Dư, Đỗ Văn Niệm, Huỳnh Trọng Sang, Phạm Thị Liễu, Trịnh Thị Phương Thảo, Nhâm Bá Duy, Lê Thị Châu, Lê Thị Thu Thúy Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TÓM TẮT Giới thiệu: Môi trường vật lý và tâm lý ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng điều trị và hài lòng nghề nghiệp. Có 2 nguồn tiếng ồn chính được xác định tại khoa Hồi sức ngoại là lời nói và báo động thiết bị. Mục tiêu: Giảm cường độ tiếng ồn trung bình (LAeq) và cực đại (LCpeak) theo thứ tự dưới 65dB và 90dB vào ban ngày, đồng thời tăng tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn trên 85%. Phương pháp: Kết hợp nghiên cứu cắt ngang để đánh giá, chọn ứng dụng đo tiếng ồn, xác định nguồn phát, giờ cao điểm để chọn lựa can thiệp ưu tiên. Tiếp cận theo chu trình PDCA[1] với thiết kế chuỗi thời gian trước - sau không nhóm chứng ở giai đoạn can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: môi trường âm thanh, nhân viên y tế và người bệnh tại khoa Hồi sức ngoại. Chọn 3 vị trí cố định để đo tiếng ồn mỗi giờ, đủ 24 giờ trong 02 ngày và 8 giờ (7:00 -16:00) vào ban ngày trong 02 tuần, ghi nguồn phát âm thanh tại thời điểm đo để xác định giờ cao điểm và nguyên nhân. Đo tiếng ồn 3 khung giờ cao điểm tại 3 vị trí cố định mỗi ngày và chọn mẫu thuận tiện các cơ hội thực hiện để giám sát sự tuân thủ các hướng dẫn nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp. Tính trung bình, độ lệch chuẩn của biến định lượng và tần suất của biến phân nhóm ở nghiên cứu cắt ngang. Sử dụng biểu đồ kiểm soát phân tích dữ liệu chuỗi thời gian ở giai đoạn can thiệp. Kết quả: Cường độ tiếng ồn trung bình (LAeq) và cực đại (LCpeak) lần lượt giảm từ 70,11dB xuống 67,72dB và 102,71dB xuống 100,68dB. Khuynh hướng cường độ tiếng ồn trung bình giảm có ý nghĩa trên biểu đồ tổng tích lũy và gần đạt mục tiêu. Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn cài đặt, xử trí báo động, bàn giao bệnh có khuynh hướng tăng và lệch trên trung bình có ý nghĩa thống kê với giá trị trung bình lần lượt là 89,11%; 84,17% và 91,67%, đạt mục tiêu cải tiến. Kết luận: Các can thiệp bước đầu làm giảm nhẹ tiếng ồn. Cần can thiệp bổ sung để đạt mục tiêu và duy trì kết quả, nhằm giảm căng thẳng cho người bệnh và nhân viên, hướng đến môi trường điều trị và làm việc an toàn về tâm lý. Từ khóa: Tiếng ồn, môi trường an toàn. ABSTRACT REDUCING NOISE AT SURGICAL INTENSIVE CARE UNIT, CHILDREN’S HOSPITAL 1, VIETNAM Tran Quang Du, Do Van Niem, Huynh Trong Sang, Pham Thi Lieu, Trinh Thi Phuong Thao, Nham Ba Duy, Le Thi Chau, Le Thi Thu Thuy Introduction: Physical and psychological environment has significantly impacts on clinical carequality and job satisfaction. There are 2 sources of noise identified at Surgical intensive care unit ofChildren’s hospital 1 as speech and device alarm. Objective: To reduce the mean values of LAeq andthe maximum values of LCpeak less than 65dB and 90dB respectively in the daytime, and increaseNhận bài: 20-1-2020; Chấp nhận: 5-2-2020Người chịu trách nhiệm chính: Trần Quang DưĐịa chỉ: Phòng Quản lý chất lượng - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM78 phần nghiên cứuthe compliance rate of noise-control instructions over 85%. Methods: A cross-sectional design wasutilized to assess, select noise-measurement apps, explore sources and rush hours for interventions.The PDCA approach and before-and-after time series design without control group was done inthe intervention phase. Selecting 3 fixed locations to measure noise every hour for 24 hours in thefirst 2 days and 8 daytime hours (7:00 - 16:00) in the next 2 weeks, and recording the sound sourcesat the time of measurement to determine rush hours and causes. Measuring noise at rush hoursdaily and monitoring compliance rate of control-noise instructions to evaluate the effectiveness ofinterventions. Calculate mean, standard deviation of the quantitative variables and the frequency ofnominal variables in the cross-sectional study. The control chart was utilized to analyse time seriesdata in the intervention phase. Results: The mean values of LAeq and the maximum values of LCpeakdecreased from 70.11dB to 67.72dB and 102.71dB to 100.68dB respectively, after t ...