Danh mục tài liệu

Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 39

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.63 KB      Lượt xem: 74      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 39 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức về đa dạng sinh học thực vật và động vật; chứng minh được những đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật với môi trường mà chúng tồn tại; sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 39 CHƯƠNG VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 39: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiếtI. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về đa dạng sinh học thực vật và động vật. - Chứng minh được những đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật với môitrường mà chúng tồn tại. - Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. - Nêu được tên và cách sử dụng các dụng cụ thực hành tham quan thiên nhiên chủ yếu 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên, sự vật xung quanh và phân tích các tình huốngthực tế để giải quyết nhiệm vụ học tập + Học sinh tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ họctập tại địa điểm thực hành. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Học sinh phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh đưa ra phương án giải quyết chonhiệm vụ 2 trong phiếu học tập của nhóm sao cho phù hợp. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Xác định được các đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật giúp chúng thích nghi vớiđiều kiện môi trường đồng thời xếp loại chúng vào các nhóm sinh vật đã học. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong các nguồn tham khảo cũng như cácthông tin thông qua việc trực tiếp quan sát mẫu vật là các cơ thể sống khác nhau. - Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập màGiáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạtđộng nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm. - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình góp phần bảovệ đa dạng sinh học.II. Thiết bị dạy học và học liệu - Video : Đoạn phim giới thiệu chung về vườn Bách Thảo - Phiếu học tập : phiếu học tập cho 3 nhóm học sinh + Phiếu số 1: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học thực vật trong vườn Bách Thảo + Phiếu số 2: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học động vật trong vườn Bách Thảo 1 + Phiếu số 3: Các nhiệm vụ điều tra môi trường và đa dạng sinh học các loài sinh vậttrong vườn Bách Thảo. - Dụng cụ thực hành: Máy ảnh, kính lúp, vợt lưới, kẹp panh, ống nhòm, sổ ghi chép,bút chì, lọ đựng mẫu, nhãn dán mẫu,…III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. - Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học b) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Bắt sâu” Thể lệ trò chơi: - Có 6 đội chơi, mỗi đội là 1 cặp gồm 1 bạn nam và 1 bạn nữ - Trên áo của bạn nam có đính nhiều mô hình sâu bằng giấy, bạn nữ sử dụng băngdính 2 mặt để nhặt sâu. Trong thời gian 3 phút, đội nào nhặt được nhiều sâu nhất thì đội đógiành chiến thắng. c) Sản phẩm: - Kết quả trò chơi của học sinh, đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần quà. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chọn 6 cặp học sinh tham gia trò chơi và hướng dẫn luật chơi - Học sinh đăng kí tham gia trò chơi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi, các HS khác làm trọng tài và theo dõi quá trình các cặp họcsinh chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm HS báo cáo kết quả số lượng sâu đã bắt được của nhóm mình - Xác định cặp học sinh giành chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét quá trình tham gia chơi của các cặp học sinh và trao quà cho cặp họcsinh giành chiến thắng. - GV nối vào bài: Từ việc tham gia trò chơi bắt sâu, hôm nay cô trò chúng ta có mộtbuổi trải nghiệm ngoài thiên nhiên để tìm hiểu sự đa dạng của các loài sinh vật tại địa điểmnày – Công viên Bách Thảo. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ thực hành và các quy định củabuổi thu mẫu thực hành a) Mục tiêu: - Nêu được tên các dụng cụ thực hành và cách sử dụng chúng trong các trường hợpthực hành khác nhau. b) Nội dung: - Phân tích các dụng cụ thực hành thông qua mẫu dụng cụ cụ thể. - Hệ thống câu hỏi của giáo viên. 2 c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân chia nhóm thực hành: chia thành 3 nhóm thực hành và phân chia các dụngcụ thực hành cho mỗi nhóm. - HS tập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: