
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức (Trọn bộ cả năm)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức (Trọn bộ cả năm) CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn học: KHTN- Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiếtI. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN). - Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN. - Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTNtrong đời sống và sản xuất. - Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiêncứu. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa,làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm vềKHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộcsống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệmKHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìmhiểu một số hiện tượng tự nhiên. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN vớicuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Phát biểu được khái niệm KHTN. - Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN. - Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứngcủa KHTN - Xác định được vai trò của KHTNđối với cuộc sống. - Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTNvới cuộc sốngvà tác động của KHTNđối với môi trường. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhânnhằm tìm hiểu vềKHTN. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiệnnhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quảtìm hiểuvai tròKHTNtrong cuộc sống.II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên. - Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống. - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm). - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳtím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1chiếc bút chì, 1cốc nước.III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vân đề:Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiệnnay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sốngcủa con người như thế nào? KHTN là gì? a) Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnhvực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào? b)Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tậpKWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh vềKHTN. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN lànhững hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu vềthế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh đượcnhững rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệmthời gian, giảm sức lao động… d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhântheo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nộidung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HStrình bày trước. - GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN. a) Mục tiêu: - Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ. - Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên. - Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN - Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiêncứu. - Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, câycà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống? b) Nội dung - Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với cácvật đã nêu trên. - Học sinh làm thí nghiệmtheo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1:Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút ) TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh namchâm đến gần nhau. TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôitrong. TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước. TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu. c) Sản phẩm: - HS nhận biết được vật sống, vật không sống. - Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên. - Học sinh trình bày được khái niệm KHTN. d) Tổ chức thực hiện: *Giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vậtkhông sống, phân biệt được vật sống và vật không sống. - GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sốngthấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng củachúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên. - GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số1. - GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiênrất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhấtđịnh, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN. * Thực hiện nhiệm vụ - HS phân biệt, lấy ví dụ về vật sống và vật không sống. - HS từ những ví dụ thực tiễn phát biểu định nghĩa về hiện tượng tựnhiên. - HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đạidiện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi. * Báo cáo: -GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về vậtsống, vật không sống, KN hiện tượng tự nhiên. - GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo án Khoa học tự nhiên Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Giáo án điện tử lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 Giáo án sách Kết nối tri thứcTài liệu có liên quan:
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài ôn tập giữa học kì 1
8 trang 1078 2 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài ôn tập cuối học kì 1
6 trang 423 1 0 -
Giáo án Đại số lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
325 trang 417 0 0 -
Giáo án môn Công nghệ lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
137 trang 322 0 0 -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kỳ 1)
45 trang 265 0 0 -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều (Trọn bộ cả năm)
111 trang 243 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
387 trang 218 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài kiểm tra giữa học kì 1
5 trang 196 1 0 -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức (Học kỳ 1)
35 trang 170 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
173 trang 165 0 0 -
Giáo án Đạo đức lớp 2 sách Kết nối tri thức (Trọn bộ cả năm)
59 trang 157 0 0 -
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 2: Miền cổ tích
61 trang 141 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo: Bài 13
7 trang 136 0 0 -
Giáo án Thể dục lớp 2 sách Kết nối tri thức (Trọn bộ cả năm)
270 trang 111 0 0 -
Giáo án Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
197 trang 105 0 0 -
Giáo án Địa lí lớp 6 sách Kết nối tri thức (Trọn bộ cả năm)
69 trang 102 0 0 -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
159 trang 89 0 0 -
Giáo án Thể dục lớp 6 (Trọn bộ cả năm)
154 trang 86 0 0 -
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 3: Vẻ đẹp quê hương
83 trang 80 0 0 -
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 39
5 trang 74 0 0