Danh mục

Giảo cổ lam

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.59 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giảo cổ lamGiảo cổ lam (Jiaogulan) còn gọi là Cam trà vạn, Trường sinh thảo, Thất diệp đởm, Cây cỏ thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm, Dây lõa hùng, có tên khoa học Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino, họ Bầu bí Cucurbitaceae. Nhật Bản gọi với tên Phúc âm thảo hay Amachazuru, Triều Tiên gọi Dungkulcha. Ở nước ta được phát hiện tại Lào Cai (1997), sau đó thấy ở Cao Bằng, Hà Giang…Cây mọc ở rừng thưa và ẩm trên độ cao từ 200 – 2.000m tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảo cổ lam Giảo cổ lamGiảo cổ lam (Jiaogulan) còn gọi là Cam trà vạn, Trường sinh thảo,Thất diệp đởm, Cây cỏ thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm,Dây lõa hùng, có tên khoa học Gynostemma pentaphyllum (Thunb).Makino, họ Bầu bí Cucurbitaceae. Nhật Bản gọi với tên Phúc âmthảo hay Amachazuru, Triều Tiên gọi Dungkulcha. Ở nước ta đượcphát hiện tại Lào Cai (1997), sau đó thấy ở Cao Bằng, Hà Giang…Cây mọc ở rừng thưa và ẩm trên độ cao từ 200 – 2.000m tại TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Ákhác. Ngay từ xa xưa loại dược thảo này đã được dùng cho vua chúa đểlàm tăng sức khỏe, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ.Đây là loại cây thân thảo mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Có câyđực và cây cái riêng biệt, với lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chùymang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa xòe hình sao, bao phấndính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô hình cầu đường kính 5 –9mm, chín có màu đen.Năm 1976 cây Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu ở Nhật Bản. Việcphát hiện ra cây này là do tình cờ nghiên cứu một bộ lạc sống trên núicao có tuổi thọ bình quân là 98 tuổi mà nguyên nhân do người dân sinhsống ở đây thường xuyên dùng cây này để uống. Các nghiên cứu vềGiảo cổ lam vẫn đang được thực hiện tại nhiều nước như Trung Quốc,Hoa Kỳ, Đức, Italia...Ở nước ta, nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ cho thấy Giảo cổ lamchứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kieeurdamaran mà trong đócó nhiều cấu trúc giống như Saponin của nhân sâm và tam thất. Song nócòn chứa nhiều Flavonoid là chất có tác dụng sinh học cao và chống lãohóa mạnh. Ngoài ra cũng thấy có nhiều acide amine tan trong nước,nhiều vitamine và các nguyên tố vi lượng như Fe, Zn, Se và thử độc tínhcấp và trường diễn thấy không có độc.Mặt khác đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện Trungương cho thấy: Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu nhất là với cholesterol toànphần cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa thành mạch, chống huyết khốivà bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch và não.Làm giảm căng thẳng và tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng hệmiễn dịch, cải thiện triệu chứng cơ năng cho bệnh nhân như giúp ăn ngủtốt, hạn chế số lần tiểu đêm, nhuận gan, lợi mật, giúp tiêu hóa tốt, hếthoa mắt chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não…Trên thế giới, Giảo cổ lam coi như một loại thực phẩm chức năng. Hiệnnay ở nước ta đã được bào chế dưới dạng trà túi lọc hay viên thực phẩmchức năng và đang còn tiếp tục hoàn thiện những nghiên cứu cuối cùngđể xin Bộ Y tế cấp phép dưới dạng thuốc viên nang dùng chữa bệnh mỡmáu cao và bệnh tim mạch. Tuy nhiên Bộ y tế cũng đã có cấp phép số12605/2005/CBTC-YT, cho công ty dược Tuệ Linh độc quyền sản xuấtvà phân phối dưới sự giám sát chặt chẽ về chất lượng của GS.TS PhạmThanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học dược Hà Nội (chủ nhiệm đề tàinghiên cứu cấp nhà nước về cây Giảo cổ lam Việt Nam).

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: